Ấn Độ: 2 triệu người chuyển giới được công nhận


 
Tòa án Tối cao Ấn Độ ngày 15.4 ban hành một phán quyết dấu ấn khi tuyên bố công nhận người chuyển giới là thuộc “giới tính thứ 3”.
 
01d3d13f5eaa4617cc99ff06b38380e5 Ấn Độ: 2 triệu người chuyển giới được công nhận
Người chuyển giới tại Ấn Độ (Nguồn Internet) 

 

Đây là kết quả từ những nỗ lựa của một nhóm nhà hoạt động khi gửi đơn đề nghị Tòa tán Tối cao hồi năm 2012 đề nghị công nhận cộng đồng người chuyển giới và các quyền bình đẳng của họ trước pháp luật. 
Ngày 15.4, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền bang và liên bang cho phép người chuyển giới được lựa chọn “giới tính thứ 3” trong mọi giấy tờ cá nhân chính thức. Hiện tại một số bang ở Ấn Độ, nhưng bang miền nam Tamil Nadu, và một số cơ quan đã công nhận người chuyển giới. 
“Mỗi người đều có quyền được lựa chọn giới tính của mình” – quyết định của tòa án ghi. Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng yêu cầu chính phủ phải bảo đảm tỉ lệ có việc làm và được tiếp cận giáo dục của những người chuyển giới để phù hơp với các chính sách dành cho những nhóm thiểu số khác. 
6863a893f2ca065d206a7726cd769a46 Ấn Độ: 2 triệu người chuyển giới được công nhận
 Cộng đồng người chuyển giới vui mừng với quyết định này của Tòa án Tối cao (Nguồn Internet)

 

Ước tính tại Ấn Độ có khoảng 2 triệu người chuyển giới. Dẫu vậy, từ trước đến nay, họ phải sống một cuộc sống bên lề xã hội, túng quẫn, nghèo đói, bị tẩy chay vì giới tính không được thừa nhận rõ ràng. Nhiều người buộc phải kiếm sống bằng cách múa – hát rông, ăn xin hoặc bán dâm. 
Theo những tổ chức nhân quyền, sự kì thị đối với người chuyển giới Ấn Độ còn khắc nghiệt hơn thế, khi ngay cả các bệnh viện cũng từ chối tiếp nhân khám chữa bệnh cho họ. 
Thẩm phán KS Radhakrishnan hào hứng tuyên bố rằng “sự công nhận những người chuyển giới là giới tính thứ ba không chỉ là vấn đề xã hội hay y học, mà còn là vấn đề nhân quyền. Người chuyển giới cũng là công dân Ấn Độ. Họ phải được cung cấp các cơ hội phát triển một cách công bằng. Tinh thần của Hiến pháp là đem lại cơ hội bình đẳng cho mọi công dân phát triển khả năng, không phân biện giai cấp, giới tính hoặc tôn giáo”. 
Bà Anita Shenoy, luật sư của Cơ quan dịch vụ pháp lý (Nalsa) cho biết: “Chúng tôi mừng run lên được vì phán quyết của tòa án. Phán quyết này đã bảo đảm sự hợp pháp của giới tính thứ 3. Các thẩm phán đã yêu cầu chính phủ phải bảo đảm người chuyển giới sẽ được tiếp cận với chăm sóc y tế và các dịch vụ khác, như phòng bệnh riêng trong bệnh viện và nhà vệ sinh riêng”. 
Một nhà hoạt động chuyển giới nổi tiếng của Ấn Độ, cô Laxmi Narayan Tripathi, vô cùng cảm kích vì quyết định của tòa án. Cộng đồng của cô từ lâu đã phải chịu đựng sự kì thị và bỏ mặc của một Ấn Độ đậm chất truyền thống bảo thủ. “Chỉ đến ngày hôm nay, lần đầu tiên tôi tự hào vì mình là một công dân Ấn Độ” – cô Tripathi phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở Tòa án Tối cao ở New Delhi. 
3c9de0483eafd96befb28d78eb39cd55 Ấn Độ: 2 triệu người chuyển giới được công nhận
Người chuyển giới là nhóm thiểu số bị kì thị nhất trong cộng đồng LGBT tại Ấn Độ 

 

Năm 2009, Ủy ban Bầu cử Ấn Độ cũng có hành động ý nghĩa đầu tiên khi cho phép người chuyển giới được trả lời trong phiếu bầu về giới tính của họ là “giới tính khác”. Ấn Độ không phải là quốc gia châu Á đầu tiên quy định thành luật về giới tính thứ 3. Hồi năm 2007, Tòa án Tối cao Nepal đã yêu cầu chính phủ hủy bỏ mọi đạo luật kì thị dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Cũng mới năm ngoái, Bangladesh đã công nhận giới tính thứ 3.
Chính Tòa án Tối cao Ấn Độ vào tháng 12.2013 có hành động gây tranh cãi khi quyết định hình sự hóa các hành vi quan hệ tình dục đồng tính; qua việc hủy bỏ phán quyết năm 2009 của tòa án Delhi vốn phi hình sự các quan hệ đồng tính. Theo bộ luật 153 tuổi từ thời thuộc địa của Ấn Độ, điều 377 trong Bộ Luật hình sự Ấn Độ khẳng định quan hệ đồng giới là điều “trái với tự nhiên” và phải chịu hình thức phạt tù 10 năm. 
Theo BBC, AFP

Các tin cùng chuyên mục