‘Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi’


Bốn năm trước, Konstantin Yablotskiy không hề có ý định thay đổi cuộc đời mình khi đến Cologne để tham gia thi đấu tại Gay Games (tạm dịch: Thế Vận Hội đồng tính).

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 01 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Lúc ấy, anh chỉ là một vận động viên trượt băng nghệ thuật, không phải một nhà hoạt động xã hội. Hầu hết người thân đều không hề biết anh là gay. Nhưng rồi anh bước lên sàn băng trước một khán đài đầy khích lệ, lắng nghe tiếng huýt sáo và những tràng pháo tay khi anh xoay điệu jazz mid-tempo, và giành huy chương vàng và bạc. Đó là khoảnh khắc có thể làm thay đổi cuộc đời của một con người.
Anh ngắm nhìn các vận động viên đến từ khắp nơi trên thế giới công khai thi đấu, không hề sợ hãi thể hiện bản thân mình. Trước khi quay về, anh quyết định sẽ thành lập một tổ chức thể thao LGBT tại quê nhà của mình, nước Nga.

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 02 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Konstantin Yablotskiy

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 03 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôiKhi trở lại Gay Games lần này, Yablotskiy dẫn theo một đội hình 33 vận động viên đại diện cho trên 1.000 thành viên của Liên đoàn Thể dục Thể thao LGBT Nga.

Gay Games là một lễ hội thể thao và văn hóa kéo dài trong một tuần, được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội năm nay, tổ chức kép tại thành phố Cleveland và Akron thuộc bang Ohio, Hoa Kỳ. Sự kiện đã thu hút gần 8,000 vận động viên tham dự đến từ trên 50 quốc gia, với nhiều bộ môn thi đấu khác nhau trải dài từ bóng bầu dục đến bowling và bơi nghệ thuật.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1982, Gay Games đã tuyên bố mục đích và sứ mệnh chính của chương trình là nhằm trình diễn khả năng vận động của cộng đồng LGBT, tuyên truyền bình đẳng bằng cách chứng minh các vận động viên đồng tính cũng không khác gì những đồng nghiệp dị tính của họ. Ban tổ chức đề cao sự chấp thuận tuyệt đối trong sự kiện, cho phép tất cả mọi người được quyền tham dự bất kể thiên hướng tình dục, giới tính, màu da, hệ tư tưởng hay năng lực vận động. Tuy nhiên, mục đích lớn hơn của thế vận hội chính là khích lệ các vận động viên tham gia tạo ra thay đổi trong chính cộng đồng của họ, đặc biệt là ở những nơi mà quyền LGBT vẫn còn bị hạn chế.
“Nhiều quốc gia có những điều luật rất khắc khe đối với người LGBT, nhưng nếu bạn tổ chức một sự kiện thể thao, họ sẽ cho phép,” trích lời Kelly Murphy-Stevens, thành viên ban quản trị Liên Hiệp Gay Games. “Họ không thấy rằng đó là vấn đề lớn”.
Là một thành viên ban quản trị, Murphy-Stevens phụ trách mảng đối ngoại và cung cấp học bổng cho những vận động viên đến từ những đất nước thiểu số. Trong nhiều trường hợp, đó là những quốc gia có luật lệ hà khắc đối với người đồng tính hoặc có định kiến xã hội nặng nề. Đối với Murphy-Stevens, đây là những nơi quan trọng nhất cần hướng tới.
“Thể thao thật sự có thể trở thành một sự kiện nhân quyền, và đó chính là điều Gay Games đang thực hiện,” ông nói. “Đó là một sự kiện nhân quyền khổng lồ được gói lại trong thể thao”.
Kể cả ở những quốc gia bảo vệ quyền LGBT, nhiều vận động viên đồng tính vẫn cảm thấy bị đối xử bất công. Gugulethu Makhubela, một cầu thủ bóng đá đến từ Nam Phi, tham dự thế vận hội năm nay theo diện học bổng. Cô cho biết dù quyền lợi người đồng tính được bảo hộ dưới hiến pháp Nam Phi, kì thị xã hội và các vụ tấn công vẫn còn phổ biến.
Makhubela thường đối diện nhiều thử thách ở quê nhà Soweto, một trong những khu thị trấn lớn và nghèo đói của người da màu được thành lập thời A-pác-thai. Tuổi thơ của cô gắn liền với những màn chơi đá bóng trên các cánh đồng cằn cỗi, thường là cùng với những cậu con trai lớn hơn và hung bạo hơn. Cô chơi cho một vài đội bóng địa phương và khu vực trước khi tham gia Chosen Few (tạm dịch: Những Người Được Chọn), một đội bóng trực thuộc một nhóm hoạt động vì quyền LGBT. “Tôi thậm chí còn không biết có tồn tại những tổ chức dành cho phụ nữ và cho người đồng tính nữ,” cô nói. Thông qua Chosen Few, cô đã du lịch khắp đất nước và, thông qua Gay Games, đã tiến thêm một bước nữa trong giấc mơ được chơi bóng ở đẳng cấp quốc tế.

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 04 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Đối với những vận động viên khác, thái độ kì thị LGBT ở quê nhà buộc họ phải che giấu việc tham gia thế vận hội. Murphy-Stevens vẫn nhớ lá thư điện tử từ một vận động viên được nhận học bổng, đến từ Ấn Độ và tham dự Gay Games ở Chicago năm 2006. “Anh ấy viết cho tôi và nói rằng, ‘Làm ơn, xóa tên tôi khỏi các phương tiện truyền thông, và khỏi kết quả giải đấu và tất cả những bài viết có liên quan đến tôi’,” Murphy-Stevens kể lại.
Hai năm sau khi tham dự thế vận hội, vận động viên này bị sa thải vì là người đồng tính. “Ai đó đã email cho sếp anh ấy hoặc gửi sếp anh ấy kết quả search Google và nói rằng anh ấy từng tham gia Gay Games. Và anh ấy mất việc làm”, Ban tổ chức đã chấp thuận đề nghị này và thay tên vận động viên ấy bằng chữ cái đầu.

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 05 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Kể cả ở các quốc gia Tây phương, bao gồm cả Hoa Kỳ, sự phản đối người đồng tính vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Chỉ có 48 bang có vận động viên tham dự, và không một vận động viên nào đến từ Bắc Dakota hay Wyoming. Một vấn đề, theo Murphy-Stevens, chính là sự thiếu thông tin. “Những tiểu bang đó vẫn có vận động viên điền kinh, nhưng họ không biết gì về tổ chức Frontrunners, hay International Gay and Lesbian Dance Association (tạm dịch: Hiệp Hội Khiêu Vũ Đồng Tính Quốc Tế),” ông nói. Vấn đề còn lại. dĩ nhiên. vẫn là định kiến và lo sợ bị hành hạ.
Dù sự kì thị vẫn còn đó, chúng ta khó mà bỏ qua những chuyển biến gần đây trong cộng đồng thể thao. Gần 1 thập kỉ trước, chuyện một vận động viên thể thao công khai xu hướng tình dục là rất hiếm, nhưng trong những năm gần đây ngày càng nhiều vận động viên chuyên nghiệp công khai bản thân hơn – và đặc biệt, họ vẫn tiếp tục thi đấu.

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 06 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Matthew Mitcham

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 07 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Jason Collins

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 08 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

Robbie Rogers

Matthew Mitcham là vận động viên nam công khai đồng tính duy nhất tại Olympic 2008 (trong tổng số 11 vận động viên công khai đồng tính). Robbie Rogers là cầu thủ bóng đá nam chuyên nghiệp thứ hai tại Anh công khai đồng tính khi anh tiết lộ thông tin này vào năm 2013, và trở thành vận động viên chuyên nghiệp công khai đồng tính đầu tiên trong làng thể thao Bắc Mỹ khi anh tham gia đội bóng Los Angeles Galaxy. Kể từ cột mốc này, Jason Collins, Brittney Griner, và Michael Sam lần lượt theo bước chân Robbie Rogers.

Tại buổi lễ khai mạc, một đoạn video từ Tổng thống Obama được chiếu lên toàn khán đài. “Thật tuyệt vời khi chứng kiến thế vận hội ngày càng vững mạnh theo thời gian,” ông nói. “Chúng ta đã đi được một chặng được dài trong công cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của người LGBT trong cả nước và trên toàn thế giới”.
Bước tiến này có thể thấy rõ trên khắp thành phố Cleveland và Akron trong một tuần qua của giải đấu, bỏ qua những lo ngại ban đầu về việc tổ chức giải đấu tại một khu vực có phần bảo thủ. Hàng nghìn người tiến đến thế vận hội tại Cleveland, từ cư dân địa phương đến du khách. Dave Fisher, một người dân Akron, dành khá nhiều thời gian trong tuần đến tham dự các địa điểm Gay Games. Fisher là một trong vài trăm người theo đạo Thiên Chúa tổ chức phát các vòng tay màu hồng in dòng chữ “God likes me” (tạm dịch: “Chúa thích tôi”).

tapchilfestyle.com the van hoi dong tinh da thay doi cuoc doi toi 09 Thế vận hội đồng tính đã thay đổi cuộc đời tôi

“Dạo gần đây nhà thờ đã biến đồng tính trở thành tội lỗi số một,” Fisher nói. “Nhưng đó không phải là điều Chúa nói”. Mặc dù Fisher thừa nhận rằng nhiều nhà thờ từ chối tham dự chiến dịch kết nối này, anh vẫn cho rằng hầu hết mọi người trong cộng đồng đều nhiệt liệt ủng hộ thế vận hội.
Đối với Yablotskiy, thế vận hội không chỉ đơn thuần là thể thao nữa: “Phong trào thể thao đồng tính quốc tế này là một công cụ khích lệ cả cộng đồng mạnh mẽ hơn, để sát cánh bên nhau, để cùng đoàn kết lại và tiếp tục bước đi.”
Nhưng anh cũng thừa nhận rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân anh, vốn là lãnh đạo của một tổ chức LGBT. Chính anh cũng từng trải nghiệm những thay đổi của bản thân mà thế vận hội đem lại: tại một nghi lễ ở New York vào ngày 8/8, trước ngày khai mạc Gay Games, anh đã kết hôn. “Những thế vận hội này đang dần thay đổi thế giới,” anh nói. “Thế vận hội này đã thay đổi thế giới của tôi.”

Sơ lược về Thế vận hội
Gay Games là một chuỗi các sự kiện nhằm quảng bá sự bình đẳng và chứng minh rằng các vận động viên LGBT cũng ngang hàng với những vận động viên dị tính, được kéo dài trong một tuần. Được tổ chức 4 năm 1 lần tại những thành phố khác nhau, thế vận hội được đánh giá là “một trong những sự kiện thể thao và văn hóa mang tính rộng mở nhất trên thế giới”. Ban tổ chức chào đón các thành viên tham dự bất kể xu hướng tính dục, giới tính, màu da, sắc tộc, quan điểm chính trị hoặc tôn giáo, tố chất thể thao hoặc bị tàn tật.
Thế vận hội đầu tiên diễn ra vào năm 1982 ở San Francisco, California, và bao gồm 1,350 vận động viên thi đấu ở 17 nội dung. Ngày nay, sự kiện này đã phát triển lên quy mô 8,000 vận động viên đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới, thi đấu ở 35 nội dung.
Sự kiện năm nay, Gay Games 9, được tổ chức ở Cleveland, Ohio, kèm một vài sự kiện ở Akron gần đó. Bỏ qua những lo ngại ban đầu về việc những thành phố tổ chức có phần nhỏ hơn và bảo thủ hơn những địa điểm tổ chức trước đây (thành phố New York, Chicago, và Sydney), các nhà lãnh đạo địa phương đã ủng hộ nhiệt liệt sự kiện này. Thế vận hội được dự đoán sẽ đem lại thêm 40 triệu đô lợi nhuận cho nền kinh tế địa phương.

Theo Một Thế Giới


Các tin cùng chuyên mục