Tâm thư của hai người chuyển giới Việt Nam gửi lên chính phủ


tam thu cua nguoi chuyen gioi 3 SHGP Tâm thư của hai người chuyển giới Việt Nam gửi lên chính phủ

Đây là những tâm tư và nguyện vọng của Tố An – một người chuyển giới từ nam sang nữ, và Hải Minh – một người chuyển giới từ nữ sang nam, gửi lên chính phủ thông qua ‘Hội thảo Góp ý các nội dung liên quan đến Y tế trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)’ vừa được tổ chức vào đầu tuần này.

Sáng 14.04, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo Góp ý các nội dung liên quan đến Y tế trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” với sự tham gia của các chuyên gia y tế tại Việt Nam và nước ngoài, các chuyên gia pháp luật, đại diện những tổ chức cộng đồng và các chuyên gia tư vấn từ những tổ chức quốc tế.
Trong phần nội dung “Quyền xác định lại giới tính”, những đại diện của cộng đồng LGBT và phụ huynh của người LGBT đã trình bày một số khuyến nghị về quyền được phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam, quyền được chăm sóc sức khoẻ và xây dựng một quy trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn chỉnh tại Việt Nam.
a57c8fe696c4e37799ba7fbfdb813bbe Tâm thư của hai người chuyển giới Việt Nam gửi lên chính phủ
 Đại diện của cộng đồng LGBT và nhóm PFLAG tại hội thảo
Những tham luận tại Hội thảo này chính là những góp ý quan trọng mà Bộ Y tế sẽ tổng hợp và đóng góp vào Dự thảo Bộ luật Dân sự, dự kiến được thông qua vào tháng 11.2015.
Đặc biệt, Tố An và Hải Minh chính là hai người đã đại diện cộng đồng người chuyển giới Việt Nam để chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân cũng như bày tỏ mong mỏi lên chính phủ. Dưới đây nội dung mà Tố An và Hải Minh đã trình bày tại hội thảo:
Tố An – một người chuyển giới từ nam sang nữ hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM
b3ef006c65c0201f213f35cdffcf26f7 Tâm thư của hai người chuyển giới Việt Nam gửi lên chính phủ
 Tố An (phải)
“Tôi tên thật là Nguyễn Hữu Toàn, mọi người hay gọi tôi là Jessica. Tôi là người chuyển giới từ nam sang nữ. Hiện tại tôi đã giải phẫu chuyển đổi giới tính được mấy năm. Sau khi giải phẫu, tôi được sống với đúng con người thật của mình nên tôi rất tự tin, rất thoải mái.
Nhưng tôi vẫn có những bất cập trong cuộc sống như về tên tuổi, về tên và giới tính của tôi còn gặp nhiều trở ngại. Đi đâu, nếu làm chung tập thể thì tôi bị xếp ở chung tập thể với nam. Tôi cũng bị xét duyệt nghĩa vụ quân sự, lên cũng khám duyệt, cũng bắt cởi hết đồ ra cùng đủ thứ cái liên quan đến nam bị cái gì thì tôi cũng bị như vậy. Về những vấn đề giấy tờ thì tôi đi đâu cũng bị kiểm soát hơn người khác. Đi xuất ngoại cũng vậy, cũng bị đưa vào phòng để khám. Đi đâu dù cái hình trên passport đã đổi là hình nữ nhưng vẫn bị xét lại do giới tính để là nam. Đi ngân hàng lãnh tiền làm việc cũng vậy. Người ta nói cái này chuyển cho anh Nguyễn Hữu Toàn chứ không phải chuyển cho chị. Tôi đã giải thích nhiều lần, người ta phải cho người ở trên xuống giải quyết thì tôi mới được nhận.
Nguyện vọng của tôi là hiện tại tôi đã được gia đình chấp nhận, công việc cũng ổn định. Tôi được thực hiện ước mơ của tôi là chuyển đổi thành người mà tôi mong muốn. Bây giờ tôi chỉ muốn được đổi tên, được sống đúng với cái tên mà tôi thích. Để tôi sống thật là thoải mái chứ hiện tại tôi đi đâu tôi cũng bị rắc rối. Còn những vấn đề hậu phẫu, về y tế thì tôi cũng cần một cơ sở y tế có kiến thức giảnh riêng cho người chuyển giới. Bởi vì tôi được may mắn lúc tôi giải phẫu về thì tôi không bị triệu chứng nguy hiểm còn hầu như bạn bè ai về cũng vậy.
Từ lúc ở bên Thái về đã tốn tiền rồi thì đâu có thể ở bên đó suốt cho khỏe, phải về Việt Nam dưỡng 1 tháng gần 2 tháng. Nhiều đứa bị xuất huyết nhiều nhưng không ai biết cách trị thì chỉ có những người như chúng tôi đi trước, chúng tôi biết để giúp. Đưa vào bệnh viện không ai nhận, người ta sợ, người ta không nhận. Cũng có đứa qua đời do xuất huyết quá nhiều nhưng lại không đủ khả năng đem ngược về Thái Lan. Tại sao chúng tôi chấp nhận đau đớn, chấp nhận bỏ tiền ra 1 số tiền rất lớn để tìm lại chính mình vì nhiều người nghĩ tại sao lại làm chi cho tốn tiền rồi đau đớn như vậy nhưng đâu ai hiểu, đâu ai có thể nằm trong trường hợp chúng tôi, hiểu được tâm hồn tôi là con gái nhưng mỗi sáng thức dậy là con trai. Tôi không thể chịu đựng nổi nên tôi phải tìm cách thay đổi được mình. Chúng tôi đã cố gắng hy sinh, cố gắng tìm lại như vậy thì tôi xin được mọi người trong xã hội này chấp nhận trong luật hay lối mở cho những người như chúng tôi”.
Hải Minh – một người chuyển giới từ nữ sang nam hiện đang sống và làm việc tại HCM.
ba8db6c4665a4dbbccdf940bb3cf7393 Tâm thư của hai người chuyển giới Việt Nam gửi lên chính phủ
 Hải Minh (trái) và Tố An (phải)
“Tôi tên là Hải Minh. Đầu tiên tôi xin gửi lời chào đến mọi người. Tôi xin chia sẻ cảm xúc hiện nay. Tôi rất hân hạnh đứng đây để chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người có cái nhìn thực tế về điều đang diễn ra. 
Tôi là một người chuyển giới từ nữ sang nam. Tôi đã trải qua cuộc phẫu thuật tại Thái Lan cách đây 2 tháng. Trước mắt, tôi chỉ mới phẫu thuật phần ngực. Sức khỏe hiện tại của tôi rất tốt, mọi thứ cũng rất tốt. Tôi sẽ đi nhanh qua vấn đề mà mọi người đang nghĩ là sau phẫu thuật tôi sẽ cảm thấy như thế nào? Thật sự là một cảm xúc vỡ òa và một cái gì đó mà tôi đã đạt được ước mơ, ước muốn lớn nhất của cuộc đời. Tôi cảm thấy may mắn là tôi cũng giống như Jessica, có gia đình rất ủng hộ, tự hào về bản thân, có công việc tốt, hiện tại tôi đang làm nhân viên văn phòng. Mọi thứ xung quanh tôi rất là tốt. Đó là cái động lực để tôi có thể trở thành một công dân có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với gia đình của mình.
Cái mà tôi quan tâm đầu tiên sau khi tôi về từ Thái Lan đó là về sức khỏe và quyền nhân thân là họ tên giấy tờ của tôi sẽ như thế nào? Đầu tiên xin chia sẻ về tên. Tôi cũng có 1 ước mơ và mong muốn chung với các bạn trong cộng đồng chuyển giới đó là muốn được thay đổi tên họ. Thật sự tên họ của tôi là Nguyễn Bùi Hải Minh, đó là tên tôi mong muốn và tên công ty tạo điều kiện cho tôi đi làm. Nhưng thật sự cái tên trong CMND là Nguyễn Bùi My My. Nghe đâu đó là thấy giữa người và tên không có một sự trùng khớp nào cả. Nó sẽ gây những khó khăn, trở ngại rất nhiều trong quá trình giao dịch và đời sống hiện tại.
Và điều tiếp theo tôi quan tâm là sức khỏe. Bởi vì tôi luôn nghĩ bản thân phải có tránh nhiệm với gia đình, xã hội. Cho nên tôi càng quan tâm đến sức khỏe của tôi. Tôi không muốn mình phải sống và mình phải chết sớm như những người không may mắn khác. Hiện tại tôi may mắn đã qua Thái rồi nhưng khi về đây tôi vẫn phải có những bước kiểm tra sức khỏe định kì hàng tháng. Tôi đã được bác sĩ tư vấn sử dụng liệu pháp hormone như thế nào là phù hợp, sức khỏe như thế nào là tốt. Hiện tại sức khỏe tôi rất là tốt nên tôi càng muốn mình có một cơ quan y tế tại VN cho phép chăm sóc sức khỏe chuyên cho người chuyển giới. Để chúng tôi có những hiểu biết căn bản. Bản thân tôi cũng có trình độ, kiến thức nhất định.
Nhưng đâu đó rất nhiều bạn trong cộng đồng chuyển giới không được như vậy. Họ bị sự kỳ thị, họ không có điều kiện và họ không có sự hiểu biết. Đó là những cái nguyên nhân dẫn đến lý do tại sao mọi người lại lo lắng rằng sử dụng liệu pháp quá liều sẽ gây tổn thương gây ung thư hay biến chứng. Thật sự tất cả là do con người ta không có sự hiểu biết và không ai hướng dẫn họ, không ai đưa họ biết để sử dụng như thế nào là tốt. Tại sao bây giờ bộ ngành y tế tại VN am hiểu điều đó và có khả năng để làm được lại chưa thực hiện để giúp cho cả cộng đồng có thể nhận thức được? Từ đó có thể hạn chế những vấn đề mà mọi người đã chia sẻ rằng quan tâm nhất là người chuyển giới “theo phong trào” vì họ cũng không có hiểu biết về cơ bản và bản thân và họ chỉ thấy thay đổi như chúng tôi. Hiện tại có 1 bé chưa đủ tuổi thấy tôi đứng lên như thế này rất là men, có công việc tốt. Đó là những khát khao nhưng nó không hiểu biết là để sự dụng như thế thì nó phải như thế nào.
Bản thân tôi chỉ đúc kết một điều là tôi vẫn mong cơ quan y tế sẽ có những dịch vụ về y tế khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe riêng cho người chuyển giới tại VN và cũng như là xem xét thay đổi lại giới tính và tên tuổi theo mong muốn của người chuyển giới. Tôi cũng đồng quan điểm là có những quy định để hạn chế những bạn chưa suy nghĩ, chưa nhận diện được bản dạng giới, những bạn theo phong trào để gây ảnh hưởng đến những người chuyển giới thật sự như chúng tôi. Nhưng vẫn mong rằng, những gì cần thiết, cấp bách nhất sẽ sớm được thông qua, để cộng đồng người chuyển giới chúng tôi sẽ sớm được ổn định cuộc sống, giành thời gian cho những công việc có ích hơn cho xã hội”.
Theo Một thế giới

Các tin cùng chuyên mục