Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm


tam su cua mot nguoi tinh nam 1 CXIJ Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm

‘Bởi lẽ cuộc sống quá thực dụng và khó khăn, tôi đọc đam mỹ là để tự chữa lành những vết thương lòng, để tự thuyết phục mình về niềm tin vào cuộc đời phía trước. Bởi vì biết đâu sau này, tôi cũng giống họ – những nhân vật, sẽ tìm được một tình yêu và sống trọn vẹn một kiếp người…’, đây là tâm sự của bạn DK – một người đồng tính nam ở TP. HCM, gửi về Một Thế Giới sau khi biết tin dòng sách ‘đam mỹ’ sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Người ta thường định nghĩa đam mỹ bằng nhiều khái niệm khác nhau: truyện Boy Love (BL), truyện gay, truyện đồng tính nam,… Nhưng chung quy nhất nó là khái niệm để viết về tình yêu giữa hai nhân vật chính đều là nam. Đam mỹ viết về cuộc đời, về số phận, về tình yêu tưởng chừng chỉ có trong trang sách về những chàng trai khi sinh ra có thiên hướng thích người cùng giới. Đam mỹ đơn giản là một cái nhìn xoáy thẳng về những phiến cảnh của người đồng tính. Cái nhìn của chính người trong cuộc hay những người bên ngoài (mà cụ thể tôi muốn nói đến ở đây là hủ nữ, fan girl).
ed493bf7fe35194384f9be3c9a70c5a7 Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
Đam mỹ (tiếng Hoa: 耽美) là thể loại tiểu thuyết của Trung Quốc lấy chủ đề chính là mối quan hệ đồng tính luyến ái nam. Tương tự như yaoi và Shōnen-ai, thể loại này hướng tới độc giả nữ. Đam là đam mê, mỹ là đẹp. Đam mỹ nghĩa là đam mê cái đẹp. Phiên âm tiếng Hoa của Đam mỹ là Danmei. Trong tiếng Nhật phiên âm Tanbi – mang ý nghĩa duy mĩ, lãng mạn.
Cùng với sự xuất hiện và bùng nổ của văn học mạng nói chung, tiểu thuyết đam mỹ được đăng vô số kể trên mạng trong đó hàng trăm tác phẩm được dịch sang tiếng Việt bao gồm nhiều thể loại con khác nhau có thể là cổ trang, hiện đại hay viễn tưởng. Hầu hết độc giả của dòng tiểu thuyết này là cô gái hoặc phụ nữ trẻ, họ tự gọi mình là hủ nữ và hủ nam. Hiện chưa có báo cáo nào nói các hủ nữ là đồng tính luyến ái hay song tính luyến ái, nhiều người trong số họ tự nhận mình là con gái dị tính. Nhiều video clip ca nhạc cổ trang được đăng trên YouTube mang phong cách đam mỹ. – Theo Wikipedia

Sách ngôn tình và đam mỹ bị ‘tử hình’ tại Việt Nam

Có một thời gian tôi cũng chẳng thích đọc đam mỹ, thậm chí chán ghét. Bởi vì nó vốn được xuất phát từ một quốc gia khác, không phải Việt Nam. Và những tình tiết yêu đương trong truyện chẳng khác gì phim tình cảm Hàn Quốc sến súa khiến tôi phát ngán. Tôi vẫn giữ suy nghĩ ấy cho đến khi tình cờ xem được một bộ phim Trung Quốc với tựa “Like Love – Tựa Như Tình Yêu”. Thành thật mà nói, nó chưa hẳn là một bộ phim mang đậm tính nghệ thuật và được người đời xưng tụng là một tuyệt tác tiêu biểu cho tình yêu đồng giới. Nhưng nó đã có tác động rất lớn vào tư tưởng của tôi.
ab610a9d6712d14fa5fd588193865f3e Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
 Bộ phim Like Love
e88f3330f5decc459ebd9348a8beda6c Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
 
Khi biết được kịch bản phim được chuyển thể từ tác phẩm “Cậu Là Nam Tớ Vẫn Yêu” của tác giả Angelina, tôi không nén nổi tò mò mà tìm đọc nó. Cảm xúc lúc đó phải nói ra sao nhĩ? Cảm thấy cuốn hút từ những trang đầu. Tôi khi ấy tự cảm thấy xấu hổ với sự thiếu hiểu biết của mình. Hóa ra đam mỹ không hề sáo rỗng như tôi nghĩ. Tác giả đã bỏ rất nhiều tâm huyết vào đứa con tinh thần của mình. Nó không chỉ mang mục đích giải trí mà còn đem đến niềm vui cho độc giả qua từng trang truyện.
d4cd975815e4d99f50e3e91779db1688 Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
Tôi ngày càng bị cuốn hút bởi những tiểu thuyết đam mỹ. Tôi “rủ rê” cô bạn cùng bàn (vốn là “gái thẳng”) cùng đọc. Dần dần cô bạn cũng bị cuốn hút như tôi, cùng tôi chia sẻ những đầu truyện hay mới tìm được, thảo luận những tình tiết, những nhân vật trong truyện. Cứ thế, từ hai đứa chẳng thân nhau lắm, chúng tôi đã tìm được điểm chung từ đam mỹ. Hay nói đúng hơn, đam mỹ khiến chúng tôi xích lại gần nhau.
Qủa thật, còn hàng nghìn tựa truyện đam mỹ, điều đó phản ánh khả năng sáng tạo, viết lách của những người trong giới đồng tính nam hoặc ngoài giới. Tôi không nói ở đây về việc so sánh hay dở, mà là hợp với sở thích hay không. Vì thế việc một cuộc cuốn sách đam mỹ được xuất bản với một bìa sách đẹp, khiến tôi phải lưu tâm tìm đọc, lựa chọn. Giới hạn được và tìm ra cuốn sách mình thích.
Với tốc độ phát triển ngày nay, văn hoán đam mỹ ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Có nhiều kẻ chê trách nhưng cũng có không ít người hoan nghênh. Điều đó luôn luôn khó khăn với những nhà xuất bản khi lựa chọn truyện để in thành sách. Bài toán khó khi tìm ra tựa truyện giới thiệu đến người đọc, khiến người đọc hiểu rõ hơn về gay, về đồng tính.
57232afb9ab93e440be46513cb9cf064 Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
Tình yêu của chúng tôi cũng không khác gì những cặp nam nữ khác. Chúng tôi cũng yêu nhau, cũng muốn được sống với nhau, cũng khao khát yêu thương như bao người, cũng muốn được bình yên cùng người mình yêu sống tới già. Tôi vô cùng trân trọng một cuốn sách đam mỹ khi được cầm trên tay. Tôi đem nó đi bọc kiếng, khi đọc cũng chẳng dám làm nhăn hay gấp nếp. Vì tôi biết nhiều người cũng sẽ như tôi.
Khi đọc đam mỹ tôi được là chính mình, tôi tìm thấy một phần con người của bản thân thông qua tính cách nhân vật. Tôi thấy xót xa, phẫn nộ khi nhân vật bị hành hạ, đối xử bất công. Tôi thấy hoang mang, đắn đo khi nhân vật buộc phải lựa chọn giữa gia đình và tình yêu không được chấp nhận. Và hơn hết, tôi cảm thấy hạnh phúc sung sướng với một cái kết đẹp, hai nhân vật tìm thấy được hạnh phúc của mình. Hay là cảm thấy bi xót, thương tâm với cái kết đau buồn, hai nhân vật không đến được với nhau.
a7a73642ac59ee7f42277bf06c9d8f3f Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
Với tôi, đam mỹ thực sự là một liều thuốc nuôi dưỡng tâm hồn. Nó cô đọng cả một thế giới mà ở nơi đó, những người đồng tính nam được tự do yêu thương nhau, được sống đúng với con người thật của mình, được an an ổn ổn mà từng ngày cầm tay nhau đi qua cuộc sống mặc cho người đời chê bai, khinh miệt.
Tất cả những điều đó giúp tôi có được dũng khí để ước mơ về một hạnh phúc tương lai với người yêu của mình, có thể tình yêu ấy chỉ có trong tiểu thuyết, tính cách nhân vật cũng chỉ được xây dựng qua từng con chữ. Nhưng tôi lại cứ muốn đọc để phấn đấu hoàn thiện bản thân, để vươn đến một hình mẫu mà tôi cho là lí tưởng nhất, đi tìm một hạnh phúc mà tôi cho là đẹp nhất. Giống như thứ cảm xúc tìm được một vật gì đó quý báu mà bấy lâu nay vẫn hằng kiếm tìm. Nói cho đúng, đam mỹ khiến tâm hồn tôi thêm phong phú, khiến tôi nhìn đời lạc quan hơn, dung nạp cả hai thế giới trong trang truyện và hiện thực để thêm yêu cuộc sống, yêu con người.
5c7f9b7a2ea605b31a473a7f9779c48c Tâm sự của một người đồng tính nam về việc đam mỹ bị cấm
Đam mỹ và tôi là hai vật thể cùng tồn tại. Vì thế đừng tách rời chúng tôi ra khỏi nhau. Cảm giác đó cũng vô cùng đau đớn khi một người chẳng biết gì chỉ vào vào mặt tôi cười giễu cợt: “Mày là thằng bê đê”. Thực sự rất đau. Cho nên đừng làm cho chúng tôi – gay, đồng tính hay thậm chí bê đê, bóng như mọi người vẫn thường gọi phải đau đớn hơn nữa. Bởi lẽ khi được sinh ra trên đời, chúng tôi đã không thể lựa chọn được xu hướng tính dục của mình, nay đến cả quyền được chọn một quyển truyện mình đọc cũng không được hay sao?
Theo Một thế giới 

Các tin cùng chuyên mục