Xin chào chị Huyền My,
Em là độc giả thường xuyên của chị từ trước khi em lập gia đình. Những lời khuyên của chị em tham khảo rất kỹ để làm hành trang bước vào cuộc sống hôn nhau sau này.
Đám cưới tụi em vừa diễn ra hơn 1 tuần nay. Em năm nay 29 tuổi, chồng em hơn em 2 tuổi, chúng quen nhau khi em là sinh viên năm 2, còn anh chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Cả hai đều là mối tình đầu của nhau. Từ lúc quen nhau, nhiều lần ở cạnh nhau, chúng em luôn kiềm lòng, dặn nhau phải giữ điều thiêng liêng nhất cho đêm tân hôn. Thế nhưng, bao nhiêu háo hức chờ đợi đêm tâm hôn lại tràn trề thất vọng. Sau những giây phút ôm nhau, vuốt ve nhau, khi anh trút bỏ hết quần áo, khi vừa nhìn thấy “cái ấy” của anh, em bất buồn nôn. Em phải nhanh chân chạy vào WC nôn thốc nôn để, suốt đêm đó, em không cho anh chạm vào mình. Anh buồn mà em cũng buồn. Cứ tưởng sau đêm đó sẽ ổn, em sẽ quen, thế nhưng mấy ngày sau cũng vậy, em cứ nhìn thấy là buồn nôn và đâm ra sợ đến đêm, dù trong em cũng rất khao khát được “yêu” anh. Đến nay thì hơn tuần rồi mà cũng chỉ là những cái ôm, cái hôn như những cặp đôi yêu nhau thôi chị ạ. Em rất mong nhận lời khuyên của chị để giúp em và anh có được đời sống vợ chồng viên mãn ạ.
Em cám ơn chị rất nhiều, mong chờ thư hồi âm của chị!
(Mộng Thường, phường 5, Mỹ Tho, Tiền Giang).
Chào em Mộng Thường
Trước hết, tôi chia sẻ với em một thông tin để em yên tâm,em không phải là trường hợp cá biệt duy nhất gặp phải tình trạng này. Có cả một bộ phận không nhỏ các cô gái trẻ, thậm chí cả những phụ nữ lớn tuổi gặp tình trạng này, đến mức người ta còn đặt riêng cho nó một cái tên khá “mỹ miều” là: “hội chứng sợ vú khí của chồng”. Nghe qua có vẻ hài hước phải không, trai lớn lấy vợ, gái đến tuổi thì lập gia đình như một quy luật từ bao đời nay. Bây giờ, cái quy luật đó còn được hỗ trợ tích cực từ tình yêu và sự tự nguyện đến với nhau thì đúng ra chuyện “quan hệ” phải thuận buốn xuôi gió như một lẽ hiển nhiên mới phải. Nhưng thực tế thì không phải lúc nào cũng xuôn xẻ, bằng chứng là như bạn, đã 29 tuổi nhưng xem ra kiến thức về tình dục vẫn khá mù mờ, đến mức sợ “cái ấy” của chồng đến mất mật như thế.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu tình dục, tỷ lệ những người mắc chứng này thường tập trung vào nhóm các cô gái trẻ, ít tiếp xúc xã hội, thiếu kiến thức về tình dục, về sinh lý và cả về hình thái học con người. Một tỷ lệ không nhỏ trong số ấy có những sang chấn tâm lý thủa nhỏ liên quan đến hành vi tình dục. Tôi sẽ phân tích cụ thể đê em tự nhận biết em thuộc dạng nào trong số đó.
Thứ nhất, nhóm các cô gái thiếu kiến thức. Đa phần họ được sinh ra trong những gia đình có nếp sống khép kín, với những quy chuẩn đạo đức hoặc họ sống trong những gia đình quá bao bọc con cái. Quy luật sinh hoạt của họ gói gọn trong việc ăn, ngủ, học tập, từ nhà đến trường và ngược lại. Họ có thể là những người rất giỏi trong họ tập, trong chuyên môn công việc nhựng gần như không có nhiều kiến thức xã hội, không có nhiều những mối giao thiệp bên ngoài. Họ có thể là những cô gái nhút nhát, dịu dàng và có phần hơi “ngơ ngác”. Họ là tuýp phụ nữ rất dễ khiến đàn ông chú ý bao bọc và muốn cưới làm vợ bởi cảm giác an toàn mà họ đem lại. Họ có thể sẽ là mẫu phụ nữ tuyệt vời cho gia đình bởi sự chu toàn, nhẫn nhịn…nhưng cái ngây thơ, khờ khạo của họ đôi khi cũng tạo nên những tình huống dở khóc dở cười. Chính vì quá ngây thơ, trong chí tưởng tượng của họ không thể hình dung hết những vấn đề sẽ gặp phải trong đời sống vợ chồng. Quan hệ vợ chồng là điều hiển nhiên nhưng cũng khiến họ bị sốc bởi đôi khi, sự hiên nghang quá độ của “vũ khí” khiến họ sợ hãi. Họ không thể hình dung nổi làm sao một người phụ nữ nhỏ bé như mình lại có thể “dung nạp” nổi cái vật lạ lẫm kia. Thêm vào đó, sự nôn nóng, thiếu tế nhị, nhiếu sự tinh tế của người chồng trong lần đầu xung trận sẽ khiến nỗi sợ hãi càng tăng cao. Dẫn đến việc từ chối chồng.
Thứ hai, nhóm các cô gái sạch sẽ thái quá. Họ là những cô gái có phần khó tính, chỉn chu trong mọi chuyện và luôn ám ảnh bởi “vi trùng”. Với họ, mối liên hệ duy nhất mà họ hình dung ra với “vật ấy” là bộ phận có công năng chính trong việc bài tiết nước tiểu. Chính vì mối liên hệ 2 trong 1 của bộ phận nhạy cảm này mà họ cảm thấy ghê sợ. Tôi nghĩ, bạn nằm trong nhóm này.
Thứ ba, nhóm các cô gái có những sang chấn tâm lý liên quan đến tình dục thủa bé thơ. Có những cô gái, thủa nhỏ bị xâm hại tình dục hoặc đơn giản hơn là vô tình trở thành khán giả bất đắc dĩ trong một màn trình diễn của người lớn. Trong trí óc non nớt của họ in hằn những hình ảnh “kinh khủng” dó, nó như một vật cản khiến họ sợ hãi khi nghĩ đến và nhất là khi phải đối diện với “vũ khí” của chồng.
Với bạn, tại sao tôi lại cho rằng bạn thuộc nhóm thứ hai, bởi vì bạn vẫn có những cảm xúc muốn gần gũi chồng, vẫn có những ham muốn được ôm ấp, vỗ về. Có lẽ vì bạn hình dung ra “cái vật ấy” khi nó làm nhiệm vụ bài tiết nên mới khiến bạn cảm thấy ghớm và nôn ói như vậy. Thật ra với trường hợp của bạn không khó để khắc phục, nhưng cần sự hợp sức giúp đỡ của chồng. Đã sợ nó như vậy thì bạn đừng tạo cơ hội để nhìn thấy nó. Hai người hãy bắt đầu vào cuộc trong tình trạng chồng bạn vẫn được “bảo hộ” và tốt nhất, ban đầu hãy chấp nhận hành sự trong bóng tối. Từng bước, từng bước một, bạn hãy tập làm quen với “vũ khí” của chồng. Bạn và chồng đang yêu đương nồng thắm, lại mới bén hơi nhau nên dần dần cảm xúc yêu thương sẽ lấn án được cảm giác “ghớm” trong bạn. Cho đến khi “vũ khí” phát huy tác dụng, e rằng lúc đó bạn sẽ bật cười bởi cái biểu hiện “kỳ cục” của mình thủa ban đầu. Nếu cả hai vợ chồng đã cố gắng mà vẫn khong đạt được kết quả như mong đợi, tôi nghĩ bạn cần sự hỗ trợ của một bác sĩ tâm lý. Đừng để chồng buồn bức quá lâu, cố gắng lên bạn nhé.
Chúc bạn và chồng sớm có được một tuần trang mật thật sự