Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật


Giữa năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có một khảo sát về số lượng sinh viên là người đồng tính trong trường và kết quả đáng kinh ngạc: Có hơn 200 sinh viên thuộc cộng đồng LGBT.
Nếu xét theo tỷ lệ 3-5% dân số là người LGBT thì dường như tất cả các trường Đại học và Cao đẳng đều có người đồng tính. Ngoài việc cố gắng học tập như những sinh viên khác, họ còn luôn nỗ lực để hòa nhập vào cộng đồng và có thể sống thoải mái, tự tin với chính con người của mình.
fb56e3a910288804e2420d8c7841e133 Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
  Một cặp đồng tính nữ hạnh phúc khi được thể hiện tình yêu

 

Tất cả các trường đại học đều có sinh viên đồng tính
Thực tế nhiều người đồng tính cho rằng kết quả khảo sát của Học Viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ phản ánh một phần số lượng người đồng tính trong các trường đại học, cao đẳng. Nhiều sinh viên là đồng tính chia sẻ rằng con số thực còn “kinh khủng” hơn, đặc biệt trong các trường về nghệ thuật và xã hội.
“Thực ra ở trường nào cũng có sinh viên là người đồng tính, nhưng có lẽ môi trường ở các trường nghệ thuật, xã hội thoải mái và cởi mở hơn nên các bạn dễ bộc lộ mình”, bạn Long – một sinh viên năm 3 trường đại học Hà Nội chia sẻ.
Đây cũng là lý giải của nhiều bạn sinh viên đồng tính. Một lý do khiến các bạn chọn các trường học nghệ thuật hoặc xã hội là bởi môi trường các trường học này khá “thoáng”, họ dễ nhận được sự cảm thông, chấp nhận từ bạn bè, thầy cô. Chung – một sinh viên đồng tính nam tại trường Học viện Thanh Thiếu Niên đã bộc lộ rõ xu hướng tính dục đồng tính của mình ở trường, rất may mắn là bạn đã được mọi người ủng hộ. “Cả trường mình biết mình đồng tính, nhưng bạn bè thì chẳng sao cả, chỉ có những đứa khác lớp thì hiếu kì, đôi lúc xì xào bàn tán. Chắc ngành xã hội thì nó dễ hơn các ngành khác, bởi vì công tác xã hội là công tác bảo vệ những cộng đồng yếu thế”, Chung nói.
Trong vài năm trở lại đây, thái độ của xã hội đối với người đồng tính đã có một bước thay đổi dài, từ kì thị và phân biệt đối xử cho đến dần chấp nhận. Những bạn sinh viên đồng tính mà chúng tôi phỏng vấn chỉ ở độ tuổi 19-20. Hầu hết đều chia sẻ rằng họ ít khi bị kì thị công khai tại trường học. Đặc biệt, với các giảng viên thì sự thay đổi thái độ với những người đồng tính cũng có chiều hướng tích cực.
02d55762cf811991b3a4322255339801 Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
 Triễn lãm Mở với chủ đề về LGBT được tổ chức vào năm 2010…
cf4d2a022a9d203f53561393eabaf69d Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
 …và đi khắp 10 trường Đại học tại Hà Nội
2a489dedec0c9462b56902a4b1d0cc9d Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
 

“Cô chủ nhiệm của mình có kết bạn trên facebook nên biết hết chuyện mình đồng tính, nhưng cô không nói gì cả. Đến đầu năm, khi cô không chọn mình làm lớp trưởng, mình có hỏi cô là có phải vì em đồng tính nên cô không chọn em hay không. Cô nói không phải, là vì em quá ‘đanh đá'”, Chung hài hước kể lại. Còn Bình – sinh viên năm 3 trường Ngoại Giao lại cho biết: “Đa số thầy cô trẻ trong trường mình đều biết, nhưng các thầy cô cũng đối xử với mình như bình thường. Bạn bè mình rất thích mình, hay lôi mình đi tham gia hoạt động của trường. Mọi người biết mình đồng tính nên rất hay hỏi những vấn đề liên quan đến đồng tính. Mình cũng thấy vui và tự tin hơn khi cung cấp kiến thức về đồng tính cho các bạn”.

Hiện tại, có không ít sinh viên đồng tính đã có thể bộc lộ mình một cách thoải mái mà không sợ hãi và do dự nữa. Dường như tiến trình đấu tranh của cộng đồng LGBT đã có hiệu quả rõ rệt. Chỉ trong vòng vài năm nhưng trình độ dân trí, hiểu biết về đồng tính đã được nâng cao đáng kể. Sự cởi mở đó đã giúp những người đồng tính cảm thấy tự tin, thoải mái, hạnh phúc hơn. “Bản thân mình cảm thấy rất thoải mái với tình trạng hiện tại. Mình đang có một người yêu tuyệt vời, bật mí luôn đấy là Bình. Một ngày nào đó mình sẽ giới thiệu người yêu cho bạn bè, thầy cô biết. Được giới thiệu người yêu cho người khác thì đương nhiên là ‘sướng’”, Chung vui vẻ tâm sự. 
Sự kì thị không bao giờ biến mất
Dù xã hội và nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực với người đồng tính nhưng sự kì thị vẫn luôn tồn tại. Tất nhiên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều hiểu đúng và cảm thông với người đồng tính, sẽ luôn có những người không hiểu, ghê sợ, kì thị và đối xử phân biệt với họ. Sau những câu chuyện vui là rất nhiều những nỗi buồn. Có nhiều người đồng tính vì sự kì thị trong trường học, sự hắt hủi trong gia đình đã phải bỏ học, thậm chí tự tử.
b6eedcf3d82cfb2064bd6b91cb067d17 Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
 

 

Thành – sinh năm 1993 cũng là một nhân vật trong hoàn cảnh như thế. Thành có ngoại hình gầy gò, hiền lành và khá ít nói. Năm 18 tuổi Thành đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Khi Thành bắt đầu học  tại đó thì cậu không dám bộc lộ giới tính của mình vì hầu như sinh viên và thầy cô trong trường đều không có hiểu biết về người đồng tính. Suốt năm thứ nhất Thành trở nên rụt rè, nhút nhát, cậu thu mình, không muốn giao tiếp, thậm chí không muốn đi học. “Tôi không bao giờ tham gia hoạt động của trường”, Thành tâm sự, “Rất nhiều người ở trường ghét đồng tính nên tôi cảm thấy không thoải mái”.
Gia đình Thành phản ứng mạnh nhất khi Thành vô tình bộc lộ xu hướng tình dục của mình. Bố mẹ Thành nhốt cậu ở trong nhà, không cho giao tiếp với bất kì ai. Thành đã cố gắng giải thích về xu hướng tính dục của mình là không sai trái, không phải bệnh tật nhưng không ai nghe. Cuối cùng Thành bỏ trốn nhà lên Hà Nội và cũng bỏ học luôn. Rời khỏi ngôi trường khiến mình căng thẳng suốt 2 năm, Thành đi làm thêm để tự lực cánh sinh. “Tôi giải thích rất nhiều, họ không hiểu thì thôi, tôi mặc kệ”. Thành cười hóm hỉnh khi kể lại.
Điều gì đã khiến Thành phải bỏ học, bỏ nhà đi và đi làm để kiếm sống khi những người bạn khác của cậu vẫn được đi học và không bị bố mẹ nhốt trong nhà? Sự kì thị sẽ không bao giờ chấm dứt triệt để, nó vẫn luôn tồn tại ở khắp nơi như đối với những nhóm người thiểu số yếu thế trong xã hội khác. Định kiến về người đồng tính không thể hoàn toàn thay đổi trong một sớm một chiều bởi vì nó đó được tạo từ sự thiếu hiểu biết và tồn tại trong một thời gian quá dài Kì thị cũng khiến người đồng tính mặc cảm, tự ti, trở nên rụt rè và có những tư tưởng tiêu cực. Giống như Thành đã thu mình lại, thậm chí không muốn đi học và sau này đã bỏ học. Sự kì thị đã cướp đi cơ hội để cậu có thể tự tin, được học tập và yêu thương như bình thường.
Rất có thể những bi kịch sẽ xảy ra ngay trong chính gia đình mỗi người nếu chúng ta giữ trong tim một nỗi sợ hãi và ghê sợ với người đồng tính, nếu chúng ta không chịu mở lòng để tìm hiểu và đồng cảm với họ. Chúng ta sẽ gây ra những bi kịch cho những người khác và cho chính mình.
Vươn ra ngoài ánh sáng
Chung đang là một sinh viên năng động, có kết quả học tập cao. Chung tham gia nhiều hoạt động xã hội về bảo vệ quyền lợi cho những cộng đồng thiểu số như cộng đồng người đồng tính, cộng đồng người bị nhiễm HIV,… Bình cũng có một kết quả học tập xuất sắc tại học viện Ngoại Giao và rất vui vẻ khi được chia sẻ cùng bạn bè, thầy cô những kiến thức về đồng tính. Còn Thành thì đã tìm được một công việc ổn định, bước đầu tự lực cuộc sống của mình, Thành dự định sẽ tiếp tục học đại học khi đã kiếm được nhiều tiền hơn. 
0e1ef98325d31d70da275772d46c9022 Sinh viên Đại học: Hạnh phúc là sống thật
 

 

Hạnh phúc là được sống thật
Dù Chung, Bình, Thành vẫn còn bị ám ảnh và sợ hãi sự kì thị, nhưng họ đã dũng cảm hơn khi đối diện với sự phân biệt đối xử. Thành lựa chọn việc thử thách bản thân mình, luôn cố gắng hơn nữa để kiếm được tiền, ổn định được cuộc sống, để cho gia đình và bạn bè biết rằng: “Dù không có họ mình vẫn làm được”. Thành cho biết mỗi khi chán nản, bạn đều nghĩ tới những sự bất công mà mình đã phải chịu đựng và lấy đó làm động lực để làm việc. Bình cũng rất sợ khi bố mẹ cậu “kì thị đồng tính ra mặt”, nhưng Bình tâm sự rằng vào một lúc nào đó cậu vẫn phải bộc lộ chính mình với bố mẹ, vì cậu không thể lừa dối một người con gái để lấy họ về làm vợ. 
“Tôi ước là tôi có người yêu và tình yêu đó của tôi được xã hội bảo vệ”, Thành tâm sự. Còn Chung lại muốn “Viết sách tự truyện về cuộc đời mình”. Mỗi bạn đang tự thoát ra những ám ảnh về sự kì thị và vươn ra ánh sáng, sống tự tin và hạnh phúc. 
Người đồng tính, đặc biệt là những bạn sinh viên đồng tính nên làm gì để vượt qua kì thị? Mỗi người lại có những lựa chọn khác nhau. Nhưng cách mà Chung, Bình, Thành và nhiều người đồng tính khác đã lựa chọn là cố gắng học tập, làm việc và cống hiến nhiều hơn. Chung và Bình đều là những sinh viên nổi bật với thành tích học tập cao. Thành đã tìm được một công việc và kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Và rất nhiều người đồng tính khác cũng đang cố gắng làm việc, giúp đỡ người khác để cải thiện hình ảnh. 
“Chắc chắn khi bạn sống tốt thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý của người khác, dù bạn là người dị tính và đồng tính”, đó cũng là chia sẻ và thông điệp từ một người bạn dị tính của Chung.
Vương Nguyên

Các tin cùng chuyên mục