Học cách làm cha mẹ của trẻ đồng tính


1685bd88bfdce00fa4fa918c9b08ec27 Học cách làm cha mẹ của trẻ đồng tính
Giáo sư Tobias Barrington Wolff là giảng viên tại khoa Luật – Đại học Pennsylvania. Ông từng là cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Barack Obama đồng thời cũng là người đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT. Nói về sự kỳ thị của cha mẹ với con cái thuộc cộng đồng LGBT, giáo sư Tobias cho rằng: “Hành vi bạo lực của cha mẹ khi biết con thuộc cộng đồng LGBT là do sự sợ hãi từ sâu bên trong trái tim”.
Thưa ông, dù thời gian ở Việt Nam của ông không lâu nhưng tôi vẫn muốn hỏi ông đánh giá như thế nào về cộng đồng LGBT ở Việt Nam?
Dù có nhiều khác biệt về văn hóa cũng như chính trị,  nhưng tôi thấy rằng  ở Việt Nam, nhiều trải nghiệm và hiểu biết đã được chia sẻ rất cởi mở. Ở đâu cũng vậy, những người đồng tính luôn quan tâm đến gia đình, sự ổn định và khả năng được đảm bảo an toàn trong công việc, cuộc sống và cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ công. Ở đâu cũng có những người LGBT bị đối xử không bình đẳng, bị gạt khỏi cộng đồng nhưng những điều đó sẽ làm cho họ mạnh mẽ hơn và học được cách đấu tranh bảo vệ nhân phẩm của chính họ.

Thứ hai, nhiều người Việt tôi đã gặp đều rất thực tế và cấp tiến. Và những người không phải LGBT đều khẳng định phải đối xử bình đẳng với cộng đồng LGBT – đó là điều cần thiết để xã hội tiến lên. Điều quan trọng là làm sao để việc này xảy ra được và xảy ra nhanh chóng. Dù ở VN vẫn có những người phản đối nhưng ít hơn ở nơi khác, chúng ta phải làm cho những người đang phản đối hiểu ra đối xử bình đẳng là cần thiết và quan trọng. Tôi cảm nhận thấy VN đã sẵn sàng cho những thay đổi như vậy.

LGBT có nhiều hoạt động sôi nổi để đấu tranh cho sự bình đẳng của họ trong các chính sách pháp luật, ông khuyên gì để cộng đồng này có những bước đi chắc chắn?

Tôi rất ấn tượng với phong trào vận động chính sách 8 năm qua của cộng đồng LGBT, tôi được giải thích là cách đây 8 năm thì không có mối quan tâm cũng như sự cởi mở ở cấp độ quốc gia, nhưng bây giờ chúng ta đã có thảo luận nghiêm túc ở cấp độ quốc gia, có sự ủng hộ ở cấp độ cao cấp ở ngay trong Quốc hội, ví dụ như Bộ trưởng Bộ Tư Pháp.  Ở Việt Nam cũng đã có những cuộc tranh luận công khai và cởi mở.

Tôi cho rằng Điều 16 trong dự thảo Luật hôn nhân gia đình trước đây là một là một đổi mới to lớn nhưng hiện nay đã bị loại bỏ. Nếu điều này không được thay đổi thì đây là một trong những bước lùi trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của LGBT nhưng dù sao chúng ta vẫn còn thời gian để thay đổi.

Dù xảy ra điều gì, tôi có hai lời khuyên với cộng đồng LGBT ở Việt Nam:

Thứ nhất, những người đồng tính phải công khai giới tính của mình. Phải làm cho xã hội thấy được sự hiện hữu của mình, phải kiên trì nhưng trân trọng giải thích quyền của mình với những người phản đối. Nghiên cứu xã hội học ở Mỹ cho thấy 3-4% dân số Mỹ là LGBT, tôi không có số liệu ở VN nhưng có lẽ cũng tương đương, như vậy có khoảng 3 triệu người là LGBT. Nhiều người VN không biết cộng đồng LGBT lớn như thế, nhiều người đồng tính vẫn bị kỳ thị, bạo lực khi bộc lộ mình, chính vì thế việc công khai không chỉ là để tốt cho bản thân họ mà còn tốt cho cả cộng đồng của họ nữa.

Thứ hai, cần kể những câu chuyện cụ thể về từng con người, từng số phận cụ thể khi họ phải gánh chịu sự kỳ thị của xã hội để cho mọi người hiểu hơn.

80aa341b26b2b1e907f8db89ef7de944 Học cách làm cha mẹ của trẻ đồng tính
 GS Tobias trả lời câu hỏi của báo giới sáng 6.6.

 

 
 Ông có lời khuyên gì với những người LGBT muốn thích ứng với xã hội chưa chấp nhận được họ?

Những người thuộc LGBT mà tôi biết đều mong muốn có một cuộc sống hài hòa với gia đình và cộng đồng. Tôi cũng biết những người không phải LGBT cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn sống đúng với bản thân mình mà vẫn giữ được mối quan hệ hài hòa với gia đình và cộng đồng.

Ông có thể cho biết những lợi ích của xã hội khi hôn nhân đồng giới được công nhận?

Những người LGBT vẫn tồn tại dù cho luật pháp có công nhận hay không thì họ vẫn đang tồn tại. Câu hỏi đặt ra là không phải là có hay không nên có cộng đồng LGBT mà là có nên đối xử công bằng với họ hay không?

Chọn xuất phát điểm đó, chúng ta sẽ thấy nếu công nhận hôn nhân đồng giới thì mối quan hệ của những người đồng giới sẽ bền vững hơn, có được sự an toàn, ổn định, được bảo vệ do đó họ có mối quan hệ hài hòa hơn, ổn định hơn. Khi mối quan hệ kết thúc thì bên yếu thế hơn sẽ được pháp luật được bảo vệ.

Nếu không công nhận thì những cặp đôi này vẫn tồn tại, mối quan hệ của họ vẫn tồn tại nhưng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Ở Việt Nam. nhiều bố mẹ đánh đập con cái, đuổi ra khỏi nhà khi biết con là LGBT. Ông có lời khuyên gì với họ?

Vấn đề này cũng rất nghiêm trọng ở Mỹ, như tôi đã nói ở Mỹ có 3-4% dân số là LGBT, ngay ở Newyork, 50% trẻ vô gia cư là LGBT, lý do là những em này chịu sự ngược đãi, đuổi khỏi gia đình hoặc phải rời khỏi gia đình để được tồn tại. Tôi là người đồng tính nhưng may mắn không phải trải qua ngược đãi, nhưng tôi có nhiều người bạn trải qua hoàn cảnh đó.  

Với những bố mẹ ngược đãi con, họ phải xem lại hành vi ngược đãi đó là sự sợ hãi từ trong trái tim hay không. Không có bố mẹ lành mạnh nào lại phản ứng như vậy nếu không có sự sợ hãi. Và họ không được phép dùng sự sợ hãi của mình làm tổn hại đến con cái và họ phải có đủ dũng khí đối mặt với sự sợ hãi đó.

Theo ông, thách thức lớn nhất với người đồng tính khi công khai là?

Có nhiều thách thức với LGBT muốn công khai nhưng thách thức lớn nhất là nỗi sợ bị gia đình ruồng bỏ. Tình yêu của bố mẹ không bao giờ có thể thay thế được và tôi mong các phụ huynh nên cho con mình biết rằng, con mình vẫn sẽ an toàn, sẽ được yêu quý dù họ có là LGBT. Ở Hoa Kỳ cũng còn tình trạng đó nhưng nhiều bố mẹ đã thay đổi quan điểm của mình.

Tuấn Ngọc (motthegioi)


Các tin cùng chuyên mục