Âm nhạc cho người đồng tính: Mượn sự khổ ải để câu cơm?


nhac NVJS Âm nhạc cho người đồng tính: Mượn sự khổ ải để câu cơm?

Hồ Vĩnh Khoa gây sốt với nhạc phim ‘Hotboy nổi loạn’

Hiện các sản phẩm âm nhạc dành cho “thế giới thứ ba” khá ồn ào với những sáng tác v ngườđồng tính cho phim truyền hình và những chùm sản phẩm nghệ thuật cho phim điện ảnh. Đặc biệt là một số ca sỹ đang “gia công” một dòng âm nhạc mi dành cho những người thuộc giới tính th ba càng khiến nhạc dành cho người đồng tính tr nên… bí n. 

Tuy nhiên, dòng âm nhạc này chưa hẳn đã “dễ nghe” với số đông, cũng bởi nhiều người cho rằng, nó được sáng tác chỉ nhằm mục đích tạo nên doanh thu lớn cho các bộ phim điện ảnh? Phải chăng những sáng tác này chỉ là những sản phẩm “dựa hơi” để tạo sự nổi tiếng “ảo” nhất thời?

Ch anh đến xóa hết những đau thương…

Thời gian gần đây, để tìm kiếm những sản phẩm âm nhạc dành cho người đồng tính, người nghe có thể lên các trang nhạc online để lựa chọn bài và nghe theo sở thích. Nhạc sỹ Duy Minh (nhà hát Kịch Hà Nội) cho biết: “Mỗi thể loại âm nhạc đều có một đối tượng nghe khác nhau, nếu một bài hát thực sự “chất” thì câu từ và âm nhạc cũng phải rất tương xứng. Nhạc cho người đồng tính ở Việt Nam đề cập trực tiếp đến tình yêu đồng giới không nhiều, nhưng sự ám chỉ lại rất rõ, điều đó cho thấy rằng, các nhạc sỹ hiện nay cũng nắm bắt được thị hiếu âm nhạc của giới trẻ và biết cách “nâng thương hiệu” của mình lên bằng những sáng tác thời sự ấy…?

Theo nhạc sỹ Duy Minh, ca khúc “Ước mơ trong đời” của nhạc sỹ Đức Trí do ca sỹ Hồ Quỳnh Hương thể hiện luôn là lựa chọn số một của các ca sỹ “cây nhà lá vườn” trong các tụ điểm âm nhạc tập trung đông người đồng tính, thậm chí đây còn được cho là bài hát cửa miệng của nhiều người “giới tính thứ ba”. Lời bài hát được quan tâm có đoạn: “Và đời cho em bao nỗi đau vô bờ, chờ anh đến xóa hết những đau thương. Ước mơ trong đời, có ai đâu ngờ đôi khi sao quá xa xôi, vẫn mong một ngày nắng lên xanh ngời…”. Không rõ vì sao ca khúc này được “thế giới thứ ba” yêu thích nhưng có lẽ tác giả của nó cũng không ngờ “một ngày nào đó” ca khúc của mình lại nhận được sự đồng cảm của người đồng tính nhiều đến thế. Kiên Trung – một người đồng tính làm việc trong quán bar trên phố Bảo Khánh, Hà Nội cho biết: “Trên phố này nổi tiếng với hai quán bar dành cho người đồng tính và người phục vụ ở đây cũng là những người thuộc “thế giới thứ ba” nên chúng tôi biết khán giả của mình cần gì. Bài hát “Ước mơ trong đời” cũng là một bài mà người đồng tính muốn nghe, bởi hình như, nhạc sỹ biết được tâm sự của những người như chúng tôi…”.
b1f0100945c4e75337feebf80398f38c Âm nhạc cho người đồng tính: Mượn sự khổ ải để câu cơm?
 Khánh Thi chọn ca khúc “Một phần trong em” như là một cách nói lên quan điểm của mình  về người đồng tính thông qua âm nhạc.

Nhiều khán giả cũng nhận thấy rằng, ít ca sỹ thẳng thắn đề cập đến chuyện âm nhạc của họ đang nhắm đến “giới tính thứ ba”. Có lẽ Khánh Thi là một trường hợp hiếm. Hồi tháng Mười năm ngoái, cô bất ngờ hát trở lại vì cộng đồng “giới tính thứ ba” với ca khúc mang tên “Một phần trong em”. Cảm thấy rất thích ngay từ khi nghe bản demo của ca khúc “Một phần trong em” do nhạc sỹ Phương Uyên sáng tác, Khánh Thi đã quyết định chọn bài hát này để thu âm. Với sự đồng cảm dành cho những người thuộc “thế giới thứ ba” và bức xúc trước sự miệt thị của một số người đối với cộng đồng này, Khánh Thi đã thực hiện sản phẩm này như là một cách nói lên quan điểm của mình thông qua âm nhạc.

Nhạc sỹ Duy Minh tâm sự: “Liệu đang có một xu hướng ngầm về dòng ca khúc có khuynh hướng nói về tình yêu đồng tính? Ngay cả nhạc sỹ đôi khi cũng không lý giải được thứ cảm xúc trong chính ca khúc họ sáng tác. Vì thế nhiều khán giả bạo miệng còn cho rằng, nhạc sỹ sáng tác bài hát về người đồng tính chỉ để câu… like (người hâm mộ, nguời thích – PV) trên các trang mạng xã hội chứ không phải là cảm xúc thật của mình. Và những lời nhận xét ấy cũng là lời “cảnh báo” đến người sáng tác để có những sản phẩm nghiêm túc trong cảm xúc hơn”.

Làm nhạc riêng cho đám cưới… người đng tính

Không chỉ có những bài hát dành cho tình yêu của người đồng tính mà vào giữa tháng 5/2015 vừa qua, nữ nhạc sỹ Lưu Thiên Hương đã quyết định nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho show thời trang cưới dành cho người đồng tính nằm trong dự án thời trang phi lợi nhuận Happy color của nhà thiết kế Caroll Trần.

Lý giải về quyết định của mình, nhạc sỹ “Người hát tình ca” cho hay, chị nhận lời tham gia vì chương trình mang tính nhân văn cao, không chỉ đơn thuần là trình diễn thời trang. Cùng với Lưu Thiên Hương, ca sỹ Uyên Linh và nhiều nghệ sỹ trẻ đang được cộng đồng yêu mến như: Slim V, BB Trần, Cherry Minh Ngọc, Kick off Band, nhóm nhạc Da Lab… cũng đã có mặt trong chương trình. Nhà thiết kế Caroll Trần cho biết Happy color đã thực hiện và trình diễn những bộ sưu tập thời trang mang ý nghĩa nhân văn nhằm cung cấp thêm cho cộng đồng góc nhìn mới về hạnh phúc, hôn nhân và gia đình, cung cấp thêm một góc nhìn tích cực cho các bậc phụ huynh hiện tại và trong tương lai có con là người đồng tính.
f598d6c5c23e1f8ecd9b2662d4c47bcc Âm nhạc cho người đồng tính: Mượn sự khổ ải để câu cơm?
 Phim Hotboy nổi loạn có phần nhạc Lạc giữa thiên đường thu hút và được nhiều người chú ý

Bên cạnh những dự án nghệ thuật mang tính tập thể, mảng nhạc phim dành cho tình yêu đồng giới cũng khá ồn ào. “Hotboy nổi loạn” và “Cầu vồng không sắc” là hai bộ phim hiếm hoi của điện ảnh Việt khai thác đề tài tình yêu đồng giới với cái nhìn cảm thông và mang lại sự thiện cảm nơi khán giả. Cùng nội dung bộ phim “Cầu vồng không sắc” (đạo diễn Nguyễn Quang Tuyến) về đề tài đồng tính, ca khúc “Bài tình ca cho anh” cũng “làm mưa làm gió” nhiều phòng vé khi cũng là ca khúc sáng tác riêng cho phim về người đồng tính. Tiếp đó, bộ phim “Hotboy nổi loạn” (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) cũng có thể coi là một bộ phim thành công khi khai thác đề tài tình yêu đồng giới và khi ca khúc “Lạc giữa thiên đường” (Minh Thư sáng tác) được giới thiệu trong phim cũng được giới trẻ “phát cuồng” trong một thời gian. Những câu hát như “một mình tôi lạc bước, giữa cuộc đời về đâu, tìm hoài mà chẳng thấy, biết đi đâu về đâu…” khiến người nghe cảm thông hơn về cuộc đời của những người đồng tính trong khi xã hội vẫn dành cho họ những cái nhìn khắt khe. Tuy nhiên, nhiều khán giả khó tính vẫn cho rằng, điều mà nhạc phim dành cho người đồng tính cần có là một “số phận” chứ không phải là hiện tượng khi phim ra mắt tại rạp chiếu, giới thiệu nhạc phim theo kiểu “giật gân, câu khách” để tăng doanh thu bán về, chứ không phải là một sản phẩm âm nhạc thực thụ như hiện nay.

Âm nhạc của tôi dành cho les và gay

Chọn cách táo bạo và mạnh mẽ hơn Khánh Thi, ca sỹ Phạm Hồng Phước từng tuyên b, âm nhạc của anh dành cho c đng tính nữ (les) và đồng tính nam (gay). Nam ca sỹ bày tỏ:

“Nghệ thuật nói chung hay âm nhạc nói riêng không có giới tính, nó chỉ có hay hoặc dở. Nếu người đồng tính yêu mến ca khúc của tôi, có thể là vì họ đã m được những chia s từ sâu kín trong lòng. Tôi hạnh phúc vì điều đó. Cũng có th vì các ca khúc của tôi là những lời tâm sự, mang tính tự sự cao nên d được mọi người chia sẻ hơn. Tôi nghĩ người đng tính cũng là một giới bình thường, tôi không phân biệt và đi x gì đặc biệt với họ cả.”

Nhạc sỹ Lê Hà An tâm sự: “Nhiều phim điện ảnh hiện nay đúng là có hiện tượng “khoe áo”, đó là khoe những bài hát đang “hot” được giới trẻ nghe trong một thời gian ngắn rồi quên ngay. Nhạc phim dành cho phim đồng tính cũng thế, nhiều lúc tôi tự hỏi, đó là sản phẩm âm nhạc hay chỉ là việc “dựa hơi” nhau để bán vé? Nếu không nghiêm túc trong từng sản phẩm âm nhạc thì khó có những bài hát về người đồng tính có ý nghĩa và sự cảm thông thực sự…”.

Theo Một thế giới


Các tin cùng chuyên mục