Trước khi trở thành một CEO huyền thoại, Tim Cook từng thuộc tầng lớp lao động, học những môn học vô nghĩa về kỹ thuật và kinh doanh. Tuy nhiên một con người với nền tảng đơn thuần như vậy lại có thể điều hành một doanh nghiệp lớn với thành tích không hề nhỏ.
Nếu chỉ xét về hồ sơ, Tim Cook không phải là ứng viên sáng giá để trở thành CEO hoạt động hàng đầu ở Mỹ. Người tiền nhiệm của ông, Steve Jobs, lại có vẻ tự do hơn nhiều. Ông là một người California ôn hòa, Jobs trong những ngày đầu có mái tóc dài, ăn mặc theo phong cách hippie, hẹn hò với một ngôi sao nhạc rock và là một người ăn chay.
Không nghi ngờ gì, Jobs là một người tài giỏi. Ông ấy là ứng cử viên có khả năng biến Apple thành một trong những công ty tiến bộ nhất nước Mỹ. Nhưng vẫn tồn tại một mặt trái. Apple dưới thời của Jobs luôn nổi tiếng là một công ty tự do, nhưng không phải là tự do trong hoạt động, mà là một cỗ máy giết chóc trên bảng xếp hạng Fortune 500. Công ty này trốn thuế và không có đóng góp rõ ràng.
Ngược lại, Tim Cook, bằng chính ông – một thiên tài đúng nghĩa lại bị đánh giá thấp nghiêm trọng.
Apple dưới sự lãnh đạo của Cook đã thay đổi
Cook đã chứng minh rằng ông là một người có đạo đức, các giá trị nhân phẩm của ông đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của công ty. Ông đã và đang thúc đẩy Apple cùng toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ tiến lên, thực hiện những sự biến đổi về mặt đạo đức.
Mặc dù gã khổng lồ công nghệ bị cáo buộc là thiếu sót về đạo đức, khai thác công nhân và lỗi thời sản phẩm theo kế hoạch, lập trường của nó về các vấn đề như quyền riêng tư, môi trường và từ thiện trái ngược với các đối thủ của nó ở Thung lũng Silicon và các nơi khác.
Lấy ví dụ như sau vụ hỏa hoạn lớn tại nhà thờ Đức Bà ở Paris, Cook tuyên bố rằng Apple sẽ quyên góp nhằm góp phần khôi phục nhà thờ.
Nhưng sự đóng góp cho nhà thờ Đức Bà chỉ là một phần nhỏ trong những nỗ lực từ thiện của Apple dưới thời Cook. Kể từ khi ông đảm nhận vai trò CEO của Jobs, năm 2011, Apple đã quyên góp hàng trăm triệu cho các nguồn kêu gọi như cứu trợ thảm họa, các chương trình hỗ trợ giáo dục và các tổ chức nhân quyền và y tế.
Jobs gần như keo kiệt trong công việc từ thiện, và có vẻ ông cũng sẽ không ủng hộ những nỗ lực làm từ thiện của Cook. Mặc dù vào thời điểm ông qua đời vào tháng 10 năm 2011, tài sản tích lũy cá nhân ước chừng khoảng 7 tỷ đô la, theo Forbes – Jobs vẫn không có chút tiếng tăm gì trong việc quyên góp từ thiện.
Ông thậm chí còn từ chối ký cam kết Pledge Giving, một tổ chức do Warren Buffett và Bill Gates thành lập nhằm thuyết phục các cá nhân có thu nhập cao hứa tặng một nửa số tài sản ròng của họ để làm từ thiện.
Cũng có thể Jobs đã quyên góp riêng, điều này sẽ phù hợp với bản chất hay giữ kẽ của ông. Từ lâu đã có suy đoán rằng ông quyên góp cho lĩnh vực y tế. Và, dưới sự chỉ đạo của Jobs, Apple đã tham gia tổ chức từ thiện PRODUCT (RED) của Bono, công ty quyên góp một phần doanh số sản phẩm mang nhãn hiệu RED cho cuộc chiến chống lại HIV và AIDS ở Châu Phi.
Jobs từng gián tiếp nói rằng, điều tốt nhất ông có thể làm cho việc từ thiện là tăng giá cổ phiếu Apple để các cổ đông sẽ có thể làm giàu và tự mình quyên góp.
Khi ông trở lại Apple vào năm 1997 (sau khi bị hội đồng quản trị sa thải hàng chục năm trước đó), Jobs đã hủy bỏ tất cả các chương trình từ thiện của công ty được thực hiện khi ông vắng mặt.
Đó có lẽ là một động thái khôn ngoan. Apple đã trải qua vài tuần khi phá sản và mỗi một xu họ kiếm được đều rất quý giá. Nhưng mặc dù lợi nhuận ngày càng tăng và công ty kiếm được 108 tỷ đô la doanh thu cho đến năm ông qua đời, Apple vẫn chưa từng khôi phục các chương trình từ thiện – cho đến khi Cook nắm quyền.
Nâng cao giá trị đạo đức của Apple
Một trong những điều đầu tiên Cook làm sau khi trở thành CEO là xây dựng một chương trình trong đó Apple sẽ kết hợp quyên góp lên tới 10.000 đô la mỗi nhân viên mỗi năm. Trong hai tháng đầu tiên của chương trình, công ty và các nhân viên của mình đã quyên góp được 2,6 triệu đô la. Apple cũng đã quyên góp 50 triệu đô la cho các bệnh viện Stanford, nơi Jobs đã từng điều trị căn bệnh ung thư.
Công ty đã không công bố bất kỳ con số mới nào liên quan đến quyên góp của nhân viên, vì vậy số tiền tăng lên kể từ khi Cook tiếp quản vẫn chưa được biết. Nhưng vào năm 2018, sau khi chính quyền Trump điều chỉnh luật thuế của Hoa Kỳ để cho phép Apple hồi hương gần 250 tỷ đô la tiền mặt từ nước ngoài, Cook đã tuyên bố rằng số tiền quyên góp phù hợp sẽ tăng gấp đôi với tỷ lệ 2:1 thay vì 1:1.
Tim Cook đã đưa Apple lên một tầm cao mới
Cook đã đúng khi nói rằng các công ty tốt nhất ở Mỹ là đa dạng nhất và lực lượng lao động của Apple cũng ngày càng đa dạng hơn. Tiến độ có thể chậm, nhưng thật đáng khích lệ khi biết rằng vào năm 2017, một nửa số nhân viên Apple mới ở Hoa Kỳ đều bắt đầu từ nhóm thiếu chuyên môn về công nghệ.
Như Cook đã từng nói: “Tôi không nghĩ kinh doanh chỉ là những thỏa thuận thương mại. Kinh doanh đối với tôi cũng không có gì khác một nhóm người. Nếu một con người cần có giá trị, vậy nói rộng ra, một công ty cũng cần có giá trị của nó.
Mặc dù dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, Apple đã trở thành công ty hàng nghìn tỷ đô đầu tiên trên thế giới, ông đã làm được nhiều hơn thế bằng cách chứng minh tính chân thực của câu ngạn ngữ xưa: “Muốn được tiếng hay thì hãy làm điều tốt việc thiện”.
Theo Trí thức trẻ/CNBC