Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ


Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Theo thông kê, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng.

anh minh hoa Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Quá trình thoái hóa cột sống cổ

Quá trình thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm trở nên giòn và bị nứt nẻ, mở đường cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi làthoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa trở nên giòn, cứng, mất đi độ đàn hồi, phình to ra. Chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương, khiến chúng trở nên sần sùi chèn vào các rễ thần kinh ở trong ống sống hay trong lỗ liên hợp, hoặc chèn vào các đầu dây thân kinh có ngay trong các dây chằng gây ra cảm giác đau.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, tác động của một số hóa chất trong thức ăn, nước uống, bệnh viêm khớp, các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và trầm trọng hơn.

Đặc biệt những người lười hoạt động hoặc những hoạt động đơn điệu lặp đi lặp lại, người béo phì… cũng dễ làm tăng tốc độ thoái hóa của cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ tỏ ra nguy hiểm hơn nhiều so với ở thắt lưng vì ở vùng này tủy sống có nhiều trung tâm quan trọng. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường được chia thành hai nhóm: nhóm bệnh lý rễ và nhóm bệnh lý tủy.

Fibromyalgia Treatment Redmond Chiropractor NUCCA Chiropractic Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Ở nhóm bệnh lý rễ, biểu hiện nổi bật thường là đau và tê. Đau cổ gáy, thường lan ra vai và xuống tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi sau lưng) hoặc lên cao (chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Thông thường người bệnh đau nhức nhối, khó chịu. Nhưng đôi khi đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng. Ở nước ta, rất nhiều người bệnh có biểu hiện đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai.

Tê thường hay thấy ở vùng cánh tay, bàn tay và các ngón tay, tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe gắn máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh sẽ có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Hầu hết đều có yếu cơ nhưng ít khi người bệnh nhận biết được, chỉ đến khi yếu nhiều, không còn cầm nắm chắc; viết, cầm đũa hoặc gài nút áo khó khăn thì mới nhận ra. Khi bệnh nặng có thể có teo một số cơ ở tay.

Ở nhóm bệnh lý tủy, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.

Nhiều người bệnh có biểu hiện của cả bệnh lý rễ lẫn bệnh lý tủy.

Phương pháp điều trị

Được chia thành hai nhóm: Điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bảo tồn

Dùng thuốc và vật lý trị liệu. Thường có hiệu quả khi người bệnh chỉ có đau hoặc tê trong bệnh lý rễ và hầu như không có hiệu quả đối với những người bệnh có biểu hiện của bệnh lý tủy.

Kéo cột sống cổ là một phương pháp khá hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Xoa nắn (chiropatic) bởi các chuyên gia thực thụ (chứ không phải trong các tiệm massage) và các bài tập cũng mang lại hiệu quả khá khả quan.

Các phương pháp khác như từ trường, ion, chiếu tia hồng ngoại, điện phân… cũng có những kết quả nhất định. Lấy đĩa đệm thông qua một cây kim xuyên qua da được kiểm soát dưới X-quang cũng được một số bác sĩ ưa chuộng.

Các phương pháp phẫu thuật

Nội soi dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiện nay vẫn chưa đạt được sự hoàn hảo cần thiết tuy kết quả có khá hơn những phương pháp nêu trên.

Mổ là biện pháp triệt để và hiệu quả nhất mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhất định. Xét về mặt nào đó, mổ là một cuộc đánh đổi giữa việc hết bệnh và việc nhận lấy một nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng cũng như các ảnh hưởng về sau của ca mổ.

Vật lý trị liệu cho bệnh lý cột sống

Khi bệnh nhân mới chớm đau, cần phải đến vật lý trị liệu để được hướng dẫn các động tác tập và tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày nhằm tránh bị nặng thêm.

Đa số các trường hợp chỉ đến bác sĩ khám và uống thuốc thấy bớt đau và nghĩ rằng như đã hết bệnh. Thực ra đó chỉ là giai đoạn đầu của bệnh lý, nếu người bệnh biết giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày và tập luyện đều đặn thì bệnh sẽ không nặng thêm. Các bài tập cũng giúp lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp.

neck pain Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thông tin cho bạn

Cột sống cổ ở người gồm có 7 đốt sống, giữa các đốt sống có các đĩa đệm giúp ổn định cột sống khi di chuyển, giúp nâng đỡ và phân bổ lực khi đi lại. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là do đĩa đệm thoái hóa chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Tuy nhiên đây là một bệnh lý thoái hóa nên thường kèm theo tình trạng hình thành các chồi xương (hay còn gọi là gai xương) cũng góp phần làm cho việc chèn ép nặng nề hơn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xảy ra ở phần thấp (tầng C5-6 và C6-7, chiếm tỷ lệ trên 80%) gây ra đau cột sống cổ kèm theo đau, tê lan xuống vai và tay theo rễ thần kinh cổ (chèn ép rễ thần kinh cổ). Nặng hơn có thể gây ra yếu tay chân, rối loạn cảm giác và rối loạn tiêu tiểu, chức năng tình dục (chèn ép tủy sống cổ).

Phòng khám đa khoa quốc tế Exson, 722 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp.HCM.

 


Các tin cùng chuyên mục