Theo nghiên cứu gần đây, không phải loại vitamin nào cũng phù hợp với tất cả mọi người.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, nếu uống vitamin E quá liều thì tỷ lệ phát bệnh phải nhập viện tăng 13% và 20%. Ngoài ra, lượng kali dư thừa cũng sẽ làm tim đập nhanh và loạn nhịp tim. Ảnh minh họa.
Bệnh nhân bị tiểu đường nếu bổ sung một lượng lớn vitamin B3 (mỗi ngày 17mg hoặc nhiều hơn) sẽ tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, nếu uống càng nhiều vitamin B3 thì lượng đường trong máu càng tăng cao, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa.
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nếu dùng vitamin A quá liều thì chất retinoids có trong vitamin A sau khi vào cơ thể sẽ lưu lại trong gan (nam giới nhiều hơn 0.7mg/ngày, nữ giới nhiều hơn 0.6mg/ngày) sản xuất độc tố trong cơ thể gây ra chứng viêm kết mạc, rụng tóc, lão hóa da. Ảnh minh họa.
Với những người bị loãng xương, nếu uống vitamin A quá liều thì phốt pho trong máu tăng cao, dễ dẫn đến việc mất canxi xương, tăng nguy cơ loãng xương. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên bổ sung dưới 250mg phốt pho, uống vitamin A có liên quan mật thiết đến mật độ khoáng chất trong xương. Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu về bệnh loét dạ dày cho hay nếu khi bệnh nhân uống thuốc điều trị có bổ sung thêm vitamin A thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Ngoài vitamin, bệnh nhân ung thư thận và tuyến tiền liệt cũng không nên uống canxi. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, hai nguyên nhân phổ biến của bệnh thận là huyết áp cao và tiểu đường. Nếu mỗi ngày có nhiều hơn 700mg canxi tích tụ trong thận, lâu dài sẽ dẫn đến sỏi thận. Ảnh minh họa.
Không nên tự ý bổ sung vitamin, cũng không nên tùy tiện bổ sung canxi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nếu bổ sung 500-1000mg canxi mỗi ngày sẽ khiến việc mất khoáng chất ở xương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tập thể dục lành mạnh mới là phương pháp chắc xương hiệu quả nhất. Ảnh minh họa.
Theo Kiến Thức