Có vô vàn ý tưởng để áp dụng thiết kế chìm vào các vị trí khác nhau để tạo nên sự thoải mái cũng như giúp tiết kiệm diện tích và tạo chiều sâu cho không gian.
Phòng khách và khu vực ngồi
Sử dụng thiết kế chìm trong phòng khách đã trở nên khá phổ biến đối với những không gian mở. Nó giúp khu vực phòng khách và khu vực ngồi nghỉ được tách biệt khỏi các khối không gian khác nhờ thiết kế sàn nhà với các tầng độ cao khác nhau.
Việc tạo ra những độ cao khác nhau cho sàn nhà là một phương pháp giúp vạch ra những giới hạn không gian cho các khu vực trong nhà bạn mà không cần sử dụng đến các yếu tố trực quan khác như màu sơn hay đòi hỏi kiểu dáng và thiết kế nội thất phải khác nhau. Ngược lại, trong ngôi nhà này, dù cách bài trí và kiểu nội thất trong khu vực phòng ăn và phòng khách không khác nhau nhiều, nhưng cũng có thể dễ dàng nhận ra đó là 2 không gian riêng biệt.
Mặc dù khu vực chỗ ngồi chìm sẽ hạn chế thiết kế và bố cục, tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta không thể sáng tạo trong không gian của mình. Trên thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng những kiểu nội thất với hình dáng, thiết kế khác nhau để phù hợp trong không gian nhất định.
Những chiếc ghế dài là vật dụng được sử dụng phổ biến nhất trong khu vực chỗ ngồi chìm. Bạn có thể sắp đặt những chiếc ghế dài đơn nối tiếp nhau và sử dụng thêm những chiếc gối hay nệm lót nhỏ để định hình và làm đẹp thêm không gian.
Đây là một ví dụ điển hình cho khu vực phòng khách được thiết kế chìm với những chiếc ghế dài được xếp thành hình chữ U tạo ra một không gian lớn để mọi người có thể ngồi trò chuyện thoải mái. Bố cục của chỗ ngồi cùng với những chiếc nệm lót êm ái khiến không gian trở nên ấm cúng.
Thông thường, những chiếc bàn cà phê nhỏ sẽ được đặt ở trung tâm trong khu vực chỗ ngồi chìm. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo ra những chiếc bàn bên hông hoặc đặt thêm vào những chiếc ghế đẩu để tạo ra sự thoải mái khi sử dụng không gian này.
Mặc dù khu vực tiếp khách này rất tuyệt vời cho những cuộc tụ họp và trò chuyện cùng bạn bè và khách khứa, tuy nhiên nó cũng rất dễ dàng để trở thành một không gian riêng tư cho bạn để đọc sách thư giãn khi cần thiết hay tận hưởng một buổi chiều lãng mạn bên người thân của mình.
Mặc dù thiết kế chìm cho phòng khách thường được áp dụng trong không gian mở với diện tích lớn, bạn vẫn có thể áp dụng nó để tạo nên một bầu không khí ấm cúng trong không gian nhỏ bé như thế này.
Có rất nhiều cách thiết kế và bố cục đa dạng để áp dụng cho phòng khách chìm. Ví dụ như trong căn phòng này, chất liệu gỗ đã được sử dụng để liên kết giữa trần nhà, tường và cầu thang.
Bên cạnh những khu vực trò chuyện với thiết kế hình dạng hộp chữ nhật thông thường thì thiết kế vòng tròn như thế này cũng rất mới lạ, độc đáo và mang đến cảm giác ấm cúng cho không gian.
Một chiếc bàn nhỏ hay lò sưởi được đặt ở trung tâm sẽ tạo nên điểm nhấn.
Nhà bếp và phòng ăn
Tương tự như phòng khách, việc thiết kế nhà bếp và phòng ăn ở vị trí sàn thấp hơn các khu vực còn lại trong không gian mở sẽ đem lại cảm giác ấm cúng và thư giãn.
Cả nhà bếp và khu vực ăn uống có thể đều được mang thiết kế chìm. Bố cục như vậy sẽ gây nên một chút khó khăn như việc sắp đặt các ống nước trong khu vực bếp tuy nhiên đó cũng không phải là một rào cản lớn.
Việc thiết kế không gian chìm cũng đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể. Ví dụ như trong phòng làm việc rộng lớn, lối thiết kế này có thể được áp dụng để tạo nên khu vực họp và trò chuyện hay khu vực ăn uống.
Khu vực bàn ăn trong nhà hàng này cũng sử dụng lối thiết kế chìm kết hợp với sàn nhà gỗ và tường mang đậm màu sắc thiên nhiên bao quanh.
Bồn tắm
Sử dụng lối thiết kế chìm cho bồn tắm sẽ mang lại cảm giác an toàn và thoải mái hơn. Điều đó sẽ giúp chúng ta có được cảm giác thư giãn.
Những chiếc bồn tắm được sử dụng trong trường hợp này cũng thường mang kiểu dáng và thiết kế nghệ thuật bắt mắt. Nó giúp tạo nên sự ấn tượng và sang trọng cho không gian phòng tắm.
Mặc dù thiết kế bồn tắm chìm thường được áp dụng với những phòng tắm lớn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó vô hiệu đối với những phòng tắm với kích thước nhỏ hơn. Một nửa không gian của một phòng tắm nhỏ dành cho bồn tắm chìm là một tỉ lệ hợp lí.
Giường ngủ
Thiết kế chìm trong phòng ngủ sẽ khiến không gian trông chào đón và thoải mái hơn. Chiếc nệm nhỏ nằm gọn trên một mặt phẳng cao hơn trong căn phòng sẽ đem đến sự ấn tượng.
Khu vực giải trí và cảnh quan ngoài trời
Ngoài việc tạo ra không gian ấm cúng cho phòng khách, thiết kế chìm cũng sẽ khiến không gian vui chơi, giải trí ngoài trời tăng thêm sự riêng tư và giúp bạn tránh khỏi các tác động từ tự nhiên.
Khu vực vui chơi giải trí này cũng trở nên đáng yêu hơn khi được bao quanh bởi những cây xanh và hoa.
Những chất liệu tự nhiên như đá thường được sử dụng trong trường hợp này giúp đem đến vẻ đẹp tự nhiên và sự đơn giản.
Một gợi ý thú vị khác là bạn có thể sử dụng ngay chất liệu đá tự nhiên để tạo nên chỗ ngồi cho khu vực vui chơi của mình. Cỏ và rêu ở xung quanh cũng khiến không gian gần gũi với tự nhiên hơn.
Màu sắc sử dụng cho khu vực ngoài trời này đóng một vai tò khá quan trọng. màu trắng và xám đậm kết hợp với xanh lá và nâu tạo nên một sự cân bằng cho không gian, mang lại cảm giác thư giãn.
Ánh sáng cũng nên được chú trọng khi thiết kế khu vực vui chơi ngoài trời để tạo nên những hiệu ứng mong muốn vào ban đêm.
Khu vực vui chơi giải trí chìm đặt ở ngoài trời cũng có thể giúp bạn có thêm không gian để đón tiếp bạn bè và có những cuộc trò chuyện riêng tư.
Để tạo nên cảm giác đối xứng, một bồn tắm nước nóng trũng cũng có thể được kết hợp với một khu vực chỗ ngồi chìm ở bên cạnh để tạo thành một bộ đôi hoàn hảo mang đến sự thoải mái và tiện nghi ngay ở sân sau nhà bạn.
Một hồ bơi lớn bao quanh khu vực chỗ ngồi chìm ở giữa thậm chí sẽ còn mang đến sự tiện nghi và sang trọng hơn.
Ngay cả khi không có khu vực tiếp khách hay đồ đạc, bạn vẫn có thể tạo nên những thiết kế chìm cho cảnh quan. Bạn có thể kết hợp một hồ nhỏ với đài phun nước từ trên cao xuống.
Đặt những cây xanh nhỏ trong một vòng tròn trũng là một trong những thiết kế đơn giản nhất nhưng lại rất ấn tượng. Khi được kết hợp cùng ánh sáng vào ban đêm sẽ tạo ra sự lôi cuốn hấp dẫn.
Theo emdep.vn