Vì sao các nhà kinh tế học phản đối tăng lương tối thiểu?


Có vẻ như tăng lương tối thiểu là một cách đơn giản và hiệu quả để tăng thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế không đồng tình với kết luận này.

Trong suốt một thập kỷ vừa qua, người lao động ở các nước phát triển trên toàn thế giới đã phải chịu đựng tình trạng lương không hề tăng lên hoặc tăng một cách rất chậm chạp bất chấp nền kinh tế diễn biến tốt hay xấu. Phản ứng của các chính phủ là tăng mức lương tối thiểu. Mỹ đang phê duyệt chính sách tăng lương và Tổng thống Barack Obama cũng ủng hộ tăng mức lương tối thiểu trên toàn liên bang từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ. Chính phủ mới của Tổng thống Angela Merkel cũng phát tín hiệu sẽ tăng lương tối thiểu. Ngày 16/1, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne ủng hộ tăng lương tối thiểu vì lạm phát.

Có vẻ như tăng lương tối thiểu là một cách đơn giản và hiệu quả để tăng thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế không đồng tình với kết luận này. Ví dụ, các viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức đã khuyên bà Merkel phản đối những lời kêu gọi tăng lương. Tại sao các nhà kinh tế học thường phản đối chuyện tăng lương tối thiểu?

Xét theo lịch sử, sự hoài nghi của các nhà kinh tế học xuất phát từ nỗi lo lương cơ bản sẽ làm giảm việc làm. Mức lương cơ bản khiến các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho các lao động hiện tại, khiến vị trí đó không hiệu quả về mặt kinh tế và sau đó dẫn đến sa thải.

Đến đầu những năm 1990, khi David Card và Alan Krueger – các nhà kinh tế học đến từ Viện nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ – đưa ra những bằng chứng cho thấy các đợt tăng lương cơ bản trong quá khứ không gây ra những tác động như dự báo. Các số liệu cho thấy khi mức lương tối thiểu ở New Jersey tăng lên, số lao động được các nhà hàng đồ ăn nhanh ở bang này không hề tăng trưởng chậm lại trong tương quan so sánh với vùng lân cận là Pennsylvania.

Lý giải cho điều này, một số nhà kinh tế cho rằng trước đó các công ty vốn đã trả lương cho người lao động ở mức thấp hơn so với mức mà họ có thể trả. Người lao động không thể tìm được công việc được trả lương cao hơn vì phải tính đến cả chi phí chuyển việc. Điều này có nghĩa là khi lương buộc phải tăng lên, các công ty vẫn có thể gánh được phần chi phí tăng lên mà không phải sa thải ai.

Gần đây hơn, một nghiên cứu mới được công bố bởi các chuyên gia kinh tế đến từ ĐH Chicago cho thấy phần lớn người được hỏi đều tin rằng khi lương tối thiểu ở Mỹ tăng lên mức 9 USD/giờ, dân lao động nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm việc. Một tỷ lệ không nhỏ cũng nghĩ rằng tăng lương cơ bản chỉ có lợi cho những ai có thể tìm được việc.

Đôi lúc, các nhà kinh tế học phản đối tăng lương tối thiểu vì những lo ngại cho rằng các chính trị gia sẽ tính toán mức lương tối thiểu thiếu chính xác, gây khó cho doanh nghiệp. Một số khẳng định trợ cấp lương là giải pháp thay thế hoàn hảo dù sẽ khiến chính phủ phải chi nhiều tiền hơn.

Các cuộc tranh luận về mức lương tối thiểu hiện đang trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều điều bất thường. Khi lực cầu yếu (giống như tình trạng ở các nền kinh tế phát triển suốt từ khủng hoảng 2008 đến nay), các doanh nghiệp sẽ nhạy cảm hơn với mức lương tối thiểu. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đi kèm với đó là tự động hóa, cũng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người lao động.

Theo Trí thức trẻ


Các tin cùng chuyên mục