Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis


Lần đầu tiên, Việt Nam nghiên cứu và sản xuất thành công loài đông trùng hạ thảo quý hiếm mang nguồn gen Cordyceps sinensis.

Ngày 02/08/2015, tại TP.HCM, TSKH Trương Bình Nguyên – Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc trường Đại học Đà Lạt) – cùng TS. Đinh Minh Hiệp và PGS-TS Lê Huyền Ái Thúy đã công bố công trình nghiên cứu khoa học “Sản xuất viên thực phẩm chức năng All&All từ chi nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis”. Kết quả nghiên cứu này đã giúp VN trở thành quốc gia thứ năm sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nghiên cứu thành công nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) mang nguồn gen Cordyseps synensis quý hiếm.

16201c7cf8de990f39ff5a5e9e2171c3 Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis

TSKH Trương Bình Nguyên và TS Đinh Minh Hiệp công bố kết quả nghiên cứu

“Đông trùng hạ thảo” không phải là tên của một loài sinh vật, mà là cách con người gọi theo hình thái sinh trưởng của nó. Đó là sự kết hợp kỳ lạ giữa một số loại nấm Cordycep sinensis và sâu bướm, và cũng có thể với một vài loài côn trùng khác trong chi Thitarodes.

Về địa bàn sinh trưởng, chỉ ở những vùng núi cao trên 4.000m so với mặt nước biển như Nepal, Tây Tạng, dãy Himalaya, một số vùng của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam mới có loài ĐTHT mang đúng gen chi nấm Cordyceps sinensis này. Một số loài khác cũng được gọi là ĐTHT, như loài Cordyceps militaris, nhưng loài này được GS Nguyễn Lân Dũng và các nhà nghiên cứu cũng như dân gian gọi là nhộng trùng thảo. Cordyceps militaris tuy có tính năng và công dụng tương tự Cordyceps sinensis, nhưng hàm lượng và số lượng các vitamin, dưỡng chất, khoáng vi lượng thấp hơn.

Chiều 30/7/2015, một Hội đồng khoa học gồm 7 thành viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật, công nghệ sinh học đã được thành lập tại Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM, để đánh giá công trình “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh khối nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis)”.

fe3831fc96bcee365b797e5086f543e8 Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis

Buổi báo cáo khoa học của nhóm nghiên cứu tại Sở KHCN TP.HCM

Căn cứ vào kết quả thu được trong quá trình nuôi trồng được trình bày kèm theo bảng phân tích ADN và các thành phần lý hóa, Hội đồng khoa học xác định sản phẩm thu được chính là sinh khối ĐTHT được nuôi trồng từ nguồn gen quý hiếm Cordyceps sinensis. Hội đồng khoa học thẩm định đã đánh giá công trình nghiên cứu thành công có giá trị lớn về khoa học và có giá trị ứng dụng trong thực tiễn.

GS-TS Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, khoa Dược trường Đại học Y Dược TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng khoa học đã kết luận: “Công trình nghiên cứu đạt 82,7 điểm (trong khi chỉ cần 50 điểm là đã đạt yêu cầu và khẳng định nghiên cứu thành công), đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận công trình khoa học”.

Nguồn nguyên liệu từ công nghệ nuôi cấy nhân trồng Cordyceps sinensis của TS Trương Bình Nguyên và cộng sự đã được Công ty cổ phần Nguyên Long sản xuất thành viên nang All&All. Ngày 7/7/2015, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế xác nhận sản phẩm công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm để đưa ra thị trường.

Theo Khampha


Các tin cùng chuyên mục