Uber vẫn chưa “chinh phục” được cả thế giới


Dịch vụ này hiện đã có mặt trên 55 quốc gia và 220 thành phố lớn trên khắp thế giới. Tuy nhiên vẫn còn một khu vực mà công ty cần phải chinh phục trước khi có thể đạt được tầm cỡ toàn cầu.

Uber đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Dịch vụ này hiện đã có mặt trên 55 quốc gia và 220 thành phố lớn trên khắp thế giới. Tuy nhiên vẫn còn một khu vực mà công ty cần phải chinh phục trước khi có thể đạt được tầm cỡ toàn cầu.

Cuối tháng 12 năm 2014, Uber đã quyết định tăng thêm 1,2 tỷ USD vốn đầu tư. Nhằm mục đích tấn công vào các thị trường mới như khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mặc dù Uber đã có mặt tại một số thành phố lớn tại châu Á như Bắc Kinh, Bangkok hay Tokyo. Tuy nhiên sự góp mặt này chỉ mang tính hình thức và chưa đem lại những hiệu quả nhất định, khi mà công ty gặp phải rất nhiều khó khăn tại đây.

Khó khăn đầu tiên chính là sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe taxi truyền thống và các dịch vụ tương tự như Grabtaxi. Không những vậy, hai hãng taxi lớn nhất Châu Á là Kuaidi Dache (được tài trợ bởi Alibaba) và Didi Dache (được tài trợ bởi Tencent) đã sát nhập để tạo thành một liên minh lớn nhất tại châu Á, cạnh tranh trực tiếp với Uber.

uber van chua chinh phuc duoc ca the gioi Uber vẫn chưa “chinh phục” được cả thế giới

Khó khăn thứ hai mà Uber phải đối mặt chính là rảo cản về phát luật. Tại Hàn Quốc, Uber bị cáo buộc là một dịch vụ taxi bất hợp pháp và buộc công ty này đóng cửa dịch vụ của mình. Theo báo cáo của TechCrunch “Pháp luật Hàn Quốc không cho phép các công ty công nghệ lưu trữ các dữ liệu thanh toán của người dùng, thay vào đó người dùng cần phải nhập lại thông tin của mình với mỗi lần mua hàng, vì lý do an ninh. Như vậy Uber đã vi phạm điều luật này khi công ty lưu trữ dữ liệu thanh toán của người dùng, chính là thông tin thẻ tín dụng”.

Tuy nhiên châu Á Thái Bình Dương chưa phải là thị trường cuối cùng mà Uber cần phải chinh phục, Ấn Độ cũng là một thị trường lớn mà công ty chưa thể “xâm chiếm”. Tại quốc gia này, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Uber là ứng dụng gọi xe taxi OlaCabs. Đây là một ứng dụng nhận được sự ủng hộ của người dân Ấn Độ và hiện tại nó có giá trị lên tới 2,5 tỷ USD.

Các báo cáo về vụ tài xế Uber cưỡng hiếp hành khách tại Ấn Độ càng làm cho người dùng quay lưng lại với ứng dụng này, thậm chí đã có những cuộc biểu tình chống lại Uber tại đây.

Để giải quyết những vấn đề trước mắt đó, Uber đã phải thay đổi cách thức hoạt động của mình, thêm vào một nút bấm báo động giúp hành khách có thể báo cảnh sát ngay lập tức khi có dấu hiệu bất ổn. Hay thay đổi cách thức thanh toán bằng thẻ tín dụng thành thanh toán bằng tiền mặt để phù hợp với điều kiện tại quốc gia này.

Uber đang thống trị tại thị trường Mỹ, từng bước làm chủ sân chơi châu Âu, tuy nhiên họ vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi có thể vươn ra xa hơn với tầm cỡ toàn thế giới. Điều đó cũng cho thấy rằng để phát triển thành một tập đoàn quốc tế không phải điều đơn giản, sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà các công ty này không thể lường hết được.

Theo Tri thức trẻ


Các tin cùng chuyên mục