Chúng ta không thể đoán được công việc mình đang làm sẽ đóng góp gì cho thế giới. Điều đó không có vấn đề gì. Chúng ta không có nghĩa vụ phải phán xét chính công việc của mình. Công việc của chúng ta là tạo ra nó, đắm mình vào nó, và làm tốt nhất có thể.
Ngay sau khi gác máy, Ralph Morse biết rằng ông cần phải đi ngay. Ông đang cách nơi cần đến 90 dặm và ông không có nhiều thời gian trước khi mọi người bắt đầu nghe được thông tin.
Albert Einstein đã qua đời.
Morse là một nhiếp ảnh gia của tập chí LIFE. Ông lái xe về Princeton, New Jersey, nhanh nhất có thể. Khi ông đến, cánh báo chí đều đã có mặt.
Morse nhớ lại: “Einstein mất tại bệnh viện Princeton, vì thế tôi đã đến đó trước. Nhưng bệnh viện đang trở nên hỗn loạn – khi tràn ngập cánh nhà báo, phóng viên ảnh. Vì vậy tôi đã tới văn phòng của Einstein tại Viện Nghiên cứu Cao cấp. Trên đường đi, tôi dừng xe và mua một thùng whiskey. Tôi biết mọi người sẽ không muốn nói nhiều, nhưng hầu hết sẽ chấp nhận một chai rượu mời, thay vì đưa tiền, để có được thông tin.
Tôi đến trụ sở, gặp gỡ giám đốc, mời anh ta một chai whiskey. Và rồi anh ta mở cửa văn phòng cho tôi”.
Khi Morse bước chân vào văn phòng của Einstein, ông chụp ảnh bàn làm việc nơi nhà khoa học vừa ngồi làm việc cách đấy vài giờ.
Không một ai biết, cơ thể Einstein đã được hỏa táng trước khi bất kỳ ai kịp chụp một tấm hình cuối cùng. Bức ảnh chụp bàn làm việc của ông vì thế trở thành biểu tượng cuối cùng của nhà bác học lừng danh này.
Einstein mất vì xuất huyết nội do phình động mạch chủ ở bụng, một vấn đề ông đã phải chịu đựng trong suốt 7 năm trước khi qua đời. Một bác sĩ quen với Einstein từng cho biết: “Trong nhiều năm, Einstein đã phải chịu những đau đớn ở bụng trên. Cơn đau thường kéo dài trong 2 – 3 ngày và thường kèm theo nôn mửa. Những cơn đau lặp lại sau 3 hay 4 tháng.
Einstein vẫn tiếp tục làm việc bất chấp đau đớn. Thậm chí đến ngày ông mất vào năm 1955, ông vẫn đang chuẩn bị một bài diễn văn trên truyền hình Israel và đã mang nó trên đường đến bện viện.
Bài diễn văn đã không bao giờ được hoàn thành.
Cống hiến hay hưởng thụ
“Đừng cố gắng trở thành một người thành công. Hãy trở thành một người có giá trị” – Albert Einstein.
Những đóng góp vĩ đại nhất của Einstein là khoa học. Chúng ta đều biết đến Thuyết tương đối của ông. Ông đưa ra Thuyết này vào năm 1915 và nhận giải Nobel năm 1921. Tuy nhiên, thay vì hoàn thành công việc của mình, ông tiếp tục làm việc và đóng góp cho khoa học trong 30 năm.
Cho đến lúc sắp qua đời, Einstein vẫn tiếp tục nỗ lực làm việc. Ông chưa bao giờ nghỉ ngơi sau những vinh quang đạt được. Ông vẫn giữ vững thái độ đấy bất chấp những đau đớn của thể xác và phải đối mặt với cái chết.
Mỗi người đều mang trong mình một món quá để chia sẻ với thế giới, thứ có thể thắp lên ngọn lửa bên trong bạn và phục vụ cho thế giới. Nó là thứ bạn sẽ theo đuổi đến khi trút hơi thở cuối cùng. Đó có thể là công việc hiện tại bạn đang làm, như trường hợp của Einstein.
Đó có thể là một sở thích sáng tạo, như trường hợp của Vivian Maier. Nó cũng có thể là sự quan tâm bạn dành cho mọi người xung quanh mình.
Dù là gì đi nữa, nó cho thấy cuộc sống của chúng ta là sự cống hiến cho thế giới, thay vì hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra.
Tôi đã xong phần của mình rồi
Vài giờ trước khi qua đời, bác sĩ của Einstein đã hỏi xem ông có một thử một cuộc phẫu thuật mới để kéo dài cuộc sống không.
Einstein chỉ đơn thuần trả lời: “Tôi đã xong phần của mình. Đã đến lúc đi rồi. Một cách thanh lịch.
Chúng ta không thể đoán được công việc mình đang làm sẽ đóng góp gì cho thế giới. Điều đó không có vấn đề gì. Chúng ta không có nghĩa vụ phải phán xét chính công việc của mình. Công việc của chúng ta là tạo ra nó, đắm mình vào nó, và làm tốt nhất có thể.
Tất cả đều có một cơ hội như vậy. Cơ hội để làm xong phần của mình.
Theo Tri thức trẻ