Những tiết lộ động trời ở ‘địa ngục’ Ebola


Các bác sĩ và y tá nước ngoài tham gia cuộc chiến chống Ebola ở Tây Phi đang phải làm việc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và mặc những bộ đồ bảo hộ bịt kín từ đầu tới chân trong cái nóng nực ngột ngạt ở những trung tâm y tế bẩn thỉu.

lifestyle.com.vn nhung tiet lo dong troi o dia nguc ebola 00 Những tiết lộ động trời ở địa ngục Ebola

Dịch Ebola bùng phát nghiêm trọng nhất 4 thập niên qua đang tấn công 3 trong số các nước nghèo nhất thế giới

Tiếp xúc và chứng kiến những cái chết đầy đau đớn, vật vã trở thành điều thường nhật đối với họ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh hoàng này không phải là vấn đề duy nhất: Các y, bác sĩ nước ngoài đang phải đấu tranh thuyết phục bệnh nhân rằng, họ đang nỗ lực giúp đỡ những người này, thay vì làm tổn thương họ.

Cuộc chiến giành niềm tin

Ở Tây Phi đầy rẫy những lời đồn thổi rằng các nhân viên cứu trợ y tế phương Tây đang nhập khẩu bệnh Ebola, đánh cắp các thi thể hay thậm chí cố tình lây nhiễm vi-rút nguy hiểm chết người cho các bệnh nhân. Việc giành được niềm tin của người dân địa phương còn khó khăn hơn do họ luôn phải mặc đầy đủ trang phục bảo vệ gồm mũ trùm đầu, kính mắt, mặt nạ phòng độc và áo choàng che giấu khuôn mặt và cơ thể.

lifestyle.com.vn nhung tiet lo dong troi o dia nguc ebola 01 Những tiết lộ động trời ở địa ngục Ebola

Ảnh các thành viên tổ chức Bác sĩ không biên giới làm việc trong trung tâm dịch Ebola.

“Bạn muốn nói rất nhiều … vì họ (các bệnh nhân) đang chịu đau đớn cùng cực. Họ đang chịu đựng quá nhiều, nhưng họ chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt của bạn”, y tá Monia Sayah thuộc tổ chức nhân đạo Các bác sĩ không biên giới, bộc bạch.

Dịch Ebola bùng phát nghiêm trọng nhất 4 thập niên qua đang tấn công 3 trong số các nước nghèo nhất thế giới, nơi có các hệ thống y tế vốn đã vô cùng nghèo nàn, thiếu trang thiết bị và thiếu nhân lực. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Liberia, tâm dịch Ebola, hiện chỉ có 1 bác sĩ cho mỗi 100.000 người dân. Tỉ lệ này ở Sierra Leone là 2 bác sĩ cho mỗi 100.000 người dân, và chưa có số liệu thống kê đối với Guinea. Trong khi đó, ở Mỹ, số bác sĩ lên tới 245 người cho mỗi 100.000 dân.

Bất chấp nỗi buồn chất chứa cùng tình trạng kiệt sức và mất nước, các y, bác sĩ nước ngoài nói rất khó để ngừng việc hỗ trợ chữa trị bệnh nhân ở Tây Phi. “Khi tình cảnh khó khăn quá lớn, bạn không thể nghĩ đến việc vắng mặt ở đó một ngày hoặc về nhà sớm hơn”, bác sĩ Robert Fowler, người mới đây đã làm việc ở Guinea và Sierra Leone, cho hay.

Vị bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện Sunnybrook ở Toronto, Canada, nay đang được biệt phái tham gia sứ mệnh của WHO cho rằng rào cản của bộ đồ bảo hộ khá lớn, nhưng không phải là không vượt qua được.

Ông kể, bản thân tiếp nhận một bé gái khoảng 6 tuổi, được đưa vào trung tâm chữa trị Ebola muộn với triệu chứng chảy máu ở ruột, mất nước nghiêm trọng và mê sảng. Vi-rút Ebola đã cướp đi sinh mạng của toàn bộ thành viên gia đình cô bé, chỉ để lại mình em trên cõi đời này.

Ban đầu, cô bé rất hoảng sợ và không chịu hợp tác, chỉ muốn tránh xa mọi người. Dẫu vậy, ông Fowler đã dành nhiều ngày cố gắng giúp đỡ bệnh nhi, mang tới cho cô bé những thứ em thích, chẳng hạn như nước ngọt. Cô bé rốt cuộc hiểu rằng, người bác sĩ trong bộ đồ bảo vệ kín bưng trông có vẻ đáng sợ, nhưng đang cố gắng cứu mạng em.

Cô bé sau đó đã hồi phục tốt và gần được ra viện vào thời điểm bác sĩ Fowler rời khỏi Guinea. Em nằm trong số ít những trường hợp nhiễm Ebola may mắn, bởi cái chết là số phận của hơn 1/2 số người Tây Phi bị “dính” vi-rút trong đợt dịch bùng phát lần này.

“Với tỉ lệ tử vong như hiện nay, bạn biết được rằng, mỗi ngày có vài bệnh nhân trong phòng điều trị của bạn không qua khỏi qua đêm”, ông Fowler nhấn mạnh.

lifestyle.com.vn nhung tiet lo dong troi o dia nguc ebola 02 Những tiết lộ động trời ở địa ngục Ebola

Chôn cất bệnh nhân Ebola.

Kent Brantly, bác sĩ Mỹ bị nhiễm Ebola hồi tháng trước khi chữa trị cho các bệnh nhân ở Tây Phi, cũng đồng quan điểm với đồng nghiệp Fowler khi nói về gánh nặng đạo đức trong cuộc chiến chống dịch bệnh chết người.

“Tôi đã nắm tay vô số người khi căn bệnh khủng khiếp này tước đi mạng sống của họ. Tôi trực tiếp chứng kiến sự khiếp sợ và vẫn có thể nhớ từng khuôn mặt, từng cái tên”, ông Brantly tiết lộ trong một tuyên bố hồi tháng này. Ông Brantly hiện đang được chữa trị tại bệnh viện ở Atlanta, Mỹ và tình trạng sức khỏe đang được cải thiện dần dần.

Công việc nguy hiểm đòi hỏi sự chính xác

Y tá Sayah cho biết thêm rằng, sự nóng nực khiến các y, bác sĩ không thể làm việc liên tục hơn 1 giờ đồng hồ trong các bộ đồ bảo hộ kín bưng. Nó đồng nghĩa với việc, các nhiệm vụ phải được hoàn thành với sự chính xác gần như trong quân đội. Bệnh viện điều trị Ebola của cô là các lán trại dựng tạm tại Gueckedou, miền nam Guinea, vốn được tổ chức Các bác sĩ không biên giới ban đầu dựng lên để đối phó với dịch tả.

lifestyle.com.vn nhung tiet lo dong troi o dia nguc ebola 03 Những tiết lộ động trời ở địa ngục Ebola

Sự nóng nực khiến các y, bác sĩ không thể làm việc liên tục hơn 1 giờ đồng hồ trong các bộ đồ bảo hộ kín bưng.

Cô kể: “Nếu bạn phải làm các công việc liên quan đến máu của bệnh nhân, bạn chỉ tập trung vào nhiệm vụ đó. Các thành viên khác trong nhóm của bạn sẽ lấy đồ ăn và thức uống cho họ”.

Tình cảnh khó khăn không khiến cho việc chứng kiến một bệnh nhân tử vong dễ dàng hơn. “Khi một bệnh nhân chết, điều đó rất đáng buồn vì chúng tôi là hy vọng cuối cùng của họ”, y tá Sayah bộc bạch.

Cokie van der Velde, một chuyên gia vệ sinh cho tổ chức Các bác sĩ không biên giới ở Guinea và Liberia, đã trực tiếp tham gia tẩy rửa các phòng bệnh Ebola. Bà lau dọn sàn nhà, cọ rửa xô chậu và thu thập các xác chết.

Bà Van der Velde vẫn chưa quên một cảnh tượng kinh hoàng khi bước vào một căn phòng với 4 xác chết trong những tư thế quằn quại, với máu và phân vương vãi khắp nơi. Bình thường, bà sinh sống ở Yorkshire, Anh, trồng vườn và chăm sóc các cháu. Bà đã tham gia hoạt động cứu trợ y tế trong 2 đợt dịch Ebola gần đây và thổ lộ bản thân làm việc đó vì tin vào sự công bằng và bình đẳng.

Theo bà Van der Velde, nhu cầu chăm sóc y tế quá lớn trong đợt bùng phát dịch Ebola lần này, vì vi-rút đã cướp đi sinh mạng của nhiều y, bác sĩ. Điều đó làm khởi phát nỗi sợ hãi ở các nhân viên y tế người địa phương, dẫn tới nhiều cuộc biểu tình và đơn xin nghỉ việc.

“Chúng ta không thể đổ lỗi cho họ. Họ đã quá hoảng sợ”, bà van Der Velde bày tỏ.

Theo Một Thế Giới


Các tin cùng chuyên mục