Hàng nghìn thổ dân đến từ 100 bộ lạc ở châu Phi đã khoác lên mình nhiều bộ cánh sặc sỡ để tham dự vào nghi lễ thổ dân độc đáo nhất hành tinh.
Fabien Astre, nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã đi đến Papua New Guinea để tham dự vào Goroka, đây là lễ hội quy tụ thổ dân đông nhất hện nay.
Lễ hội này ra đời vào năm 1957 và được duy trì cho đến hôm nay. Theo ước tính, lễ hội năm nay có sự tham dự của 100 bộ lạc với số thành viên lên đến hàng nghìn người.
Mặc dù được xem như là một sự kiện du lịch nhưng theo Fabien thì lễ hội vẫn mang tính truyền thống của các bộ lạc vùng cao ở Papua New Guinea. Lễ hội thường kéo dài 3 ngày, trong suốt thời gian đó, các thổ dân tha hồ khoe những bộ cánh sặc sỡ được làm từ lông chim thiên đường, họ cùng ăn uống, ca hát và nhảy múa.
Chính nhờ những lễ hội như thế này đã mang đến sự gắn kết, thân thiện giữa các bộ lạc. Nó làm giảm đi sự va chạm, một điều thường xuyên xảy ra giữa các bộ lạc ở châu Phi.
Theo Fabien, lễ hội chưa thu hút được nhiều khách du lịch vì nó mang tính truyền thống và không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng trong tương lai, lễ hội này là một sự kiện độc đáo mà không một du khách nào muốn bỏ qua.
Theo Fabien, ông cũng đã rất khó khăn để tham dự được vào lễ hội này.
Ngoài các nghi lễ truyền thống, từng bộ lạc sẽ trình diễn trước sự trầm trồ và thán phục của các bộ lạc khác.
Dưới góc kính của nhiếp ảnh gia này, lễ hội gần như là một bức tranh màu sắc hoàn hảo mà các thổ dân đã mang lại.
Ngoài lông chim thiên đường, tùy vào văn hóa của từng bộ lạc mà họ có cách trang điểm khác nhau. Nhưng có một điểm chung là màu sắc đều sặc sỡ.
Từ người lớn…
cho đến trẻ nhỏ đều háo hức tham gia vào lễ hội này.
Các thành viên trong một bộ lạc đang biểu diễn với các nhạc cụ truyền thống của bộ lạc mình.
Thổ dân này đang thổi sáo được làm từ một ống tre rất to.
Các thành viên đều rất hào hứng với lễ hội. Đó như là dịp để họ thư giãn, giao lưu và giới thiệu bản sắc văn hóa của mình đến với các bộ lạc khác.
Theo yan.vn