Lời Cảnh Báo: Lừa đảo dưới vỏ bọc đáo hạn ngân hàng


Tháng 11 này, chương trình Lời Cảnh Báo tiếp tục đưa đến cho khán giả một số vấn nạn phát sinh trong thời gian qua khi sử dụng mạng xã hội và hình thức lừa đảo mới thông qua đáo hạn ngân hàng phát sinh trong thời gian qua.

Sau tín dụng đen, đáo hạn ngân hàng đang là chiêu thức lừa đảo mới

Lợi dụng thời điểm dịch bệnh, kinh tế của nhiều người đang gặp khó khăn, tội phạm lừa đảo luôn không ngừng sử dụng nhiều hình thức tinh vi hơn để chiếm đoạt tài sản. Nổi cộm gần đây chính là các vụ án liên quan đến đáo hạn ngân hàng. Khi số nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng nhưng chưa có khả năng chi trả nên nhiều người buộc phải tìm kiếm nguồn tiền khác để trả vào rồi vay ngược trở lại. Vì vậy mà dịch vụ tài chính cho vay đáo hạn ngân hàng xuất hiện, nhiều người tham gia cho vay nhưng không ít trường hợp vì mất hết tiền.

Lời Cảnh Báo Lừa đảo dưới vỏ bọc đáo hạn ngân hàng 1 Lời Cảnh Báo: Lừa đảo dưới vỏ bọc đáo hạn ngân hàng

Lời Cảnh Báo đã đưa ra nhiều vụ án gần đây liên quan đến vấn đề này như: Võ Kim Mẫn (Cà Mau) đã vay 5 tỷ đồng với lý do phải đáo hạn ngân hàng của người quen sau đó chiếm đoạt; một trường hợp khác Trần Thị Nhàn (Quảng Trị) bị tuyên án chung thân vì chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng suốt nhiều năm với lý do vay đáo hạn ngân hàng… Còn rất nhiều trường hợp khác l ợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, những kẻ phạm tội đã đánh vào lòng tin đưa ra mức lợi nhuận với lãi suất cao để thực hiện các cú lừa ngoạn mục, khiến các nạn nhân lâm vào cảnh khốn cùng.

Hiện nay phương thức phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn “vay đáo nợ ngân hàng” rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn trên, một số đối tượng còn đưa người bị hại đến trước cửa các ngân hàng để tiến hành giao dịch. Trong trường hợp này, chúng chọn thời điểm là lúc cuối buổi chiều. Sau đó, với lý do đã muộn giờ, đối tượng không cho các nạn nhân gặp gỡ các cán bộ tín dụng. Một số đối tượng đã lừa những người có tiền nhàn rỗi và muốn cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Lãi suất cao hơn so với lãi suất ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro, thậm chí là lừa đảo; trước những lời đề nghị với những món hời lớn thật dễ dàng, người dân phải nâng cao ý thức cảnh giác, tỉnh táo không để sập bẫy của các đối tượng phạm tội.

Tín dụng đen núp bóng dịch vụ Cầm đồ

Vừa qua, công an các địa phương tổ chức kiểm tra nhiều dịch vụ cầm đồ (DVCĐ) phát hiện hàng loạt xe máy đắt tiền được một số đối tượng cầm giá rẻ, lãi suất cao do không giấy tờ. Nơi đây cũng là “đất sống” cho các loại tội phạm lừa đảo, nghiện ngập, trộm cắp… Người cầm đồ luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro bị mất tài sản vì phải trả lãi quá cao, không có tiền chuộc. Trong khi đó, việc định giá tài sản lại quá thấp nhưng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi. Chủ DVCĐ chạy theo lợi nhuận bất chấp tìm hiểu nguồn gốc tài sản theo quy định vẫn cầm cố.

Chuyên gia của chương trình cho biết: Hiện nay, do chưa có chế tài rõ ràng, đủ mạnh để khống chế đối với hoạt động cầm đồ nên DVCĐ “biến tướng”. Để thu lợi nhuận khủng và để cho người cầm không có khả năng chuộc, chủ cơ sở tự đưa ra mức lãi suất rất cao, chỉ sau một thời gian ngắn số tiền lãi của những người đi cầm cố phải trả đã bằng trị giá của tài sản thế chấp. Không có tiền trả lãi, đương nhiên người vay tiền phải chấp nhận mất tài sản. Như vậy, nhiều cửa hàng cầm đồ đang hoạt động tiếp tay cho các đối tượng làm “tín dụng đen”.

Lời Cảnh Báo Lừa đảo dưới vỏ bọc đáo hạn ngân hàng 2 Lời Cảnh Báo: Lừa đảo dưới vỏ bọc đáo hạn ngân hàng

Trong khi khả năng sinh lời từ kinh doanh DVCĐ rất cao, nhưng ràng buộc giữa người vay và chủ cầm đồ thường không được xử lý theo pháp luật. Cộng với đó là thái độ “nhắm mắt làm ngơ” của các chủ tiệm đã biến không ít điểm cầm đồ thành nơi tiêu thụ của kẻ gian, rất dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Lời khuyên của chương trình Lời Cảnh Báo khi người dân có nhu cầu đến tiệm cầm đồ thì cần chú ý: Bên cạnh việc tìm hiểu về mức lãi suất, cẩn trọng trong khi làm hợp đồng, đồng thời cần chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về pháp luật để bảo vệ bản thân trước sự phức tạp của tín dụng đen trên thị trường.

Đón xem “Lời cảnh báo” phát sóng vào 19h50 phát sóng thứ Hai và thứ Tư trên THVL1 để cập nhật những kiến thức bổ ích cho cuộc sống cũng như cách thích ứng tốt hơn với cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh.

LC/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục