Phát hiện nhanh các dấu hiệu mất cân bằng đường huyết đồng nghĩa với việc bạn tự cho mình cơ hội sống khỏe mạnh, không bệnh tật. Kiểm tra 8 dấu hiệu dưới đây để an tâm hơn về sức khỏe của mình.
Mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mệt mỏi thường là do đường vẫn còn trong máu thay vì được chuyển đến các tế bào trong cơ thể của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cơ cắp của bạn chỉ được cung cấp lượng năng lượng ít hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
Chóng mặt. Chóng mặt hay run rẩy là một trong những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết, lượng đường trong máu quá thấp. Glucose là “chất liệu” cần thiết để bộ não của bạn hoạt động tốt, do đó nếu lượng đường trong máu bị giảm có thể gây nguy hiểm đến não bộ của bạn. Khi cảm thấy chóng mặt do hạ đường huyết, bạn hãy uống ngay một ly nước trái cây để cấp cứu tạm thời. Sau đó, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm cách giải quyết triệt để chứng bệnh.
Khát và đi tiểu thường xuyên. Đây là hai dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy lượng đường huyết của bạn đang cao hơn mức tiêu chuẩn. Đó là do trong khi “nhà máy” thận đang làm việc thanh lọc các chất độc và đường ra khỏi cơ thể, nó cũng lấy thêm nhiều đường từ các mô của bạn khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Hệ quả dẫn theo là bạn cảm thấy cơn khát vì cơ thể cần được bù lại lượng nước đã mất. Mặt khác, không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng bị mất nước.
Da tê hoặc ngứa ran. Một trong những tác hại của việc lượng đường trong máu liên tục ở mức cao chính là làm tổn thương thần kinh. Điều này dẫn đến cảm giác ngứa ran hoặc tê ở tay và chân của bạn. Nó cũng có thể dấn đến việc bạn không cảm thấy đau hoặc thay đổi nhiệt độ. Những người bị tổn thương thần kinh dạng này thường không nhận ra họ đang bị thương hoặc cũng có thể trở nên quá nhạy cảm với cảm giác đau.
Sưng phù tay và chân. Nếu cùng lúc bạn vừa bị tiểu đường vừa bị huyết áp cao, chức năng lọc độc tố của thận sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Nó dẫn đến phản ứng tích nước trong cơ thể, khiến chân tay bạn bị phù.Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về bệnh thận. Uống thuốc tiểu đường và thuốc trị huyết áp đều đặn để đảm bảo chức năng của thận được hoạt động tốt. Tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn cũng như cách quản lý lượng đường huyết.
Thị lực kém. Lượng đường huyết cao cùng với huyết áp cao đều có thể làm hỏng cấu trúc tinh tế trong đôi mắt và gây tổn hại cho thị lực của bạn. Nguyên nhân lớn nhất gây mù ở người trưởng thành là bệnh võng mạc tiểu đường. Tình trạng này bắt nguồn từ các tổn thương mạch máu trong mắt. Một số triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là nhìn mờ, nhiều đốm nhấp nháy trước mắt…
Bị nhiễm trùng thường xuyên. Người có mức đường huyết cao hơn tiêu chuẩn có thể thường xuyên phải đối mặt với bệnh nhiễm trùng. Viêm phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng thận, bệnh nướu răng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm nhấm, nhiếm trùng xoang là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao.
Khó tiêu hóa. Bệnh tiểu đường làm tổn hại những dây thần kinh có tác dụng khiến cho dạ dày bạn trống rỗng bằng cách vận chuyển thực phẩm qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi dạ dày của bạn bị dọn trống quá nhanh, cơ thể sẽ sản sinh gastroparesisis. Nó dẫn đến các hậu quả như chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, nó còn gây ra nhiều khó khăn cho bạn khi nhai hoặc nuốt thức ăn.
Nam Dương – Theo Lifestyle