Lý giải hiện tượng liều mạng để chụp ảnh ‘tự sướng’


Selfie, những bức ảnh “tự sướng” những ngày này không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta. Khoa học đã tìm ra lý do tại sao những bức ảnh này lại có sức mãnh liệt đến độ người ta liều với cả mạng sống của mình để mạo hiểm có được nó.

e1f673cb997a9b7e3aa555d2aaa5518e Lý giải hiện tượng liều mạng để chụp ảnh ‘tự sướng’
Những người thích chụp ảnh selfie mạo hiểm là người muốn thể hiện mình – Ảnh: Reuters

Trang LiveScience ngày 15.7 đưa tin các quan chức ở Nga gần đây đã phát động một chiến dịch cảnh báo về sự nguy hiểm của selfie sau khi một số người bị thương và tử vong xảy ra ở trong nước liên quan đến selfie. Ví dụ, một thiếu niên Nga thiệt mạng trong khi cố gắng để có một bức ảnh selfie trên một cây cầu đường sắt, theo Guardian.

Nhưng tại sao selfie trở nên phổ biến đến mức mà người ta sẵn sàng liều với mạng sống của mình để có những ảnh chụp hoàn hảo của mình?

Các chuyên gia nói rằng sự phổ biến của selfie là kết quả từ một số nhân tố. Đối với những người mới bắt đầu chụp ảnh selfie, điện thoại thông minh giúp họ dễ dàng có được những bức ảnh selfie và chia sẻ chúng với bạn bè. Và sau khi nhìn thấy rất nhiều bức ảnh selfie, họ lại cố gắng để có những bức ảnh thú vị hơn, thậm chí không nhận thức được tính chất nguy hiểm của chúng.

Một lý do khác là họ mong muốn kết nối với những người khác và thể hiện mình với thế giới bên ngoài qua bức ảnh selfie, bà Patricia Wallace, tác giả cuốn “Tâm lý của Internet” phiên bản lần 2 do Trường đại học Cambridge (Anh) xuất bản, dự kiến ​​ra mắt vào cuối năm nay.

9dc250ea796bf182ad6c5162935f7c7d Lý giải hiện tượng liều mạng để chụp ảnh ‘tự sướng’
Những người thích đăng ảnh selfie cẩn thận là người dễ bị tổn thương lòng tự trọng – Ảnh: Shutterstock

“Đây là một ví dụ điển hình về phong trào công nghệ đáp ứng được ham muốn kết nối với xã hội và thể hiện của con người,” bà Wallace nói.  Ngay sau khi họ có được những bức ảnh selfie quá dễ dàng, sau đó những bức ảnh selfie trở nên bùng nổ, theo bà Wallace.

Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra môi trường nơi mọi người nhắc nhở nhau nghĩ về bản thân mình, gửi và chia sẻ những gì họ đang làm. Trong một xã hội mà trong đó hình ảnh này đã trở thành một phần ngày càng tăng trong mọi giao tiếp, nó trở nên được chấp nhận, và gần như được mong đợi đối với những người đăng ảnh selfie.

Xã hội chúng ta đã chuyển hướng tới một loại văn hóa mới – văn hóa thị giác mạng, nơi chúng ta đăng ảnh, xem những bức ảnh của người khác, miêu tả các sự kiện và con người, theo bà Anabel Quan-Haase, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu thông tin và truyền thông, Đại học Western Ontario (Canada). “Vì vậy, chúng ta mong đợi những bức ảnh của người khác, và chúng ta muốn xem cuộc sống của họ như thế nào”, bà Anabel nói.

Nhưng tại sao người ta lại đặt nguy cơ cuộc sống của họ cho một bức ảnh selfie? Nó có thể liên quan đến một khái niệm gọi là so sánh xã hội cạnh tranh, trong đó mọi người có xu hướng so sánh mình với người khác trên mạng và cố gắng vượt bạn bè bằng hình ảnh để hiển thị cuộc sống của họ thú vị hơn, theo ông Zlatan Krizan, Giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Iowa (Mỹ).

Ông Krizan nói: “Không muốn thua kém ai đã khiến con người tham gia vào các hoạt động rủi ro để có một bức ảnh selfie thú vị”.

Một lý thuyết khác cũng đưa ra rằng những người đăng ảnh selfie của họ là những người yêu bản thân nhiều hơn, họ đặt mình là trung tâm và quá quan trọng về bản thân, và nhu cầu muốn người khác chú ý họ.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học về Văn hóa truyền thông phổ biến (Psychology of Popular Media Culture) còn cho thấy những người đăng rất nhiều ảnh selfie được chỉnh sửa ngoại hình cẩn thận là những người dễ bị tổn thương lòng tự trọng.

Theo tinnong


Các tin cùng chuyên mục