Việt Nam xếp thứ 2 châu Á về mức độ lãng phí thực phẩm. Theo 1 cuộc khảo sát nhỏ, có tới 87% người Việt Nam thừa nhận rằng họ lãng phí trung bình 2 đĩa thức ăn trong 1 tuần. Điều này xuất phát từ thói quen của mỗi người, được hình thành mỗi ngày.
Chính vì vậy, chương trình Câu Chuyện Cuộc sống của THVL trong tháng 2 đã dành nhiều thời lượng của chương trình để nói về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của người dân sau Tết nguyên đán. Cụ thể là ngày, chủ đề Lãng phí thực phẩm từ ý thức con người.
Sau Tết Nguyên Đán thì lãng phí thực phẩm đang có xu hướng gia tăng bởi sự dư dả của việc chuẩn bị thực phẩm trong mùa Tết. Những bàn ăn khi các thực khách đã dời đi, vẫn còn những đĩa ăn gần như nguyên vẹn. Sự lãng phí này diễn ra ở khắp nơi, từ những quán ăn bình dân đến những nhà hàng sang trọng. Theo nghiên cứu của một tổ chức quốc , có khoảng 1/3 số thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới. Và người chịu thiệt hại từ hành động này chính là bạn chứ không phải ai khác. Nhiều người trong số chúng ta thường mua quá nhiều thức ăn và phải bỏ đi khi nó bắt đầu có vấn đề. Sự lãng phí thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của chúng ta, mà còn hủy hoại môi trường sống, đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu.
Đa số người Việt có quan niệm “mâm cao cổ đầy”, thiết đãi hậu hĩnh trong những dịp lễ, tiệc quan trọng cùng với thói quen hoặc tư tưởng “để phần”. Để phần thức ăn không ăn hết, để phần thức ăn cho những thành viên khác trong gia đình hoặc để phần thức ăn nhằm chia thành nhiều bữa. Điều này ít nhiều lý giải gần 50% số người được hỏi thường quên thức ăn thừa lưu trữ trong tủ lạnh. Ngoài ra, một số lý do khác như kỹ tính trong ăn uống, bất hợp lý trong kiểm soát khẩu phần ăn, tâm lý không thích ăn thực phẩm cũ cũng dẫn tới việc đồ ăn không được tái chế biến.
Theo ông Lê Tân, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thì người Việt Nam ngại ngùng trong đến các lễ tiệc mang đồ thừa về cũng thấy ngại. Vì tâm lý e ngại những bàn tán, bình phẩm theo kiểu quy kết, chụp mũ từ đa số những người khác. Điều này đã khiến cho ai muốn mang thức ăn thừa về phải đắn đo suy nghĩ. Người Việt vẫn chưa có thói quen lấy thực phẩm vừa đủ ăn tránh thừa mứa, lãng phí.
Thực trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm gây ra thiệt hại không chỉ với kinh tế mà còn ảnh hưởng tới môi trường trên toàn cầu đã cho thấy do nhiều nguyên nhân: Ở khâu sản xuất, chế biến thực phẩm (đối với các nước đang phát triển) và ở khâu phân phối của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ”quá tay’’ trong việc mua thực phẩm hoặc thực phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức (đối với các nước phát triển).
Gần đây cũng đã có nhiều hoạt động nhằm lan tỏa trong cộng đồng về ý nghĩa nhận thức tránh thất thoát, lãng phí thực phẩm được tổ chức. Điều này góp phần khuyến khích người dân thay đổi hành vi, thói quen theo hướng tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm. Thất thoát và lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong thời điểm hiện tại với đại dịch COVID-19. Nếu tất cả mọi người cùng chung tay thì việc lãng phí thực phẩm sẽ không còn là vấn nạn khiến chúng ta phải lo lắng về việc thiếu thực phẩm do dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu như hiện nay.
Đón xem các số tiếp theo của Câu chuyện cuộc sống phát sóng vào 19h50 thứ 3, thứ 5 và thứ 6 hàng tuần trên THVL1 để có thêm nhiều thông tin bổ ích cho cuộc sống trong mùa dịch bệnh.
LC/Lifestyle