Hoàn thiện bản thân để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường lao động


Tập trung vào những góc nhìn thị trường lao động cần có, chương trình Câu Chuyện Cuộc Sống tiếp tục triển khai các chủ đề xoay quanh việc làm trong tháng 2 để mang đến nhiều bài học thiết thực cho người lao động.

Khi tuổi tác không là giới hạn

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với trên 10 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Ở nước ta, độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ hiện nay là 55 tuổi và nam là 60 tuổi. Từ độ tuổi này trở lên khi tiếp tục tham gia lao động thì được coi là lao động cao tuổi. Tỷ lệ người lao động cao tuổi tiếp tục làm việc hiện rất cao. Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, có tới 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang tiếp tục làm việc. Rất nhiều người cao tuổi hiện nay đã và đang phục vụ cho xã hội rất nhiều lợi ích.

cau chuyen cuoc song Hoàn thiện bản thân để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường lao động

Chương trình Câu Chuyện Cuộc Sống đề cập đến những chia sẻ của giáo sư Phan Văn Trường – một người cao tuổi đang được rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ về những cống hiến của ông cho Xã hội sau tuổi 70 hay một số vận động viên cao tuổi cống hiến những thành tích là nguồn cảm hứng cho cộng đồng. Rõ ràng, người cao tuổi là một nguồn lực quan trọng của xã hội. Người cao tuổi là những người có kiến thức, kinh nghiệm, trong số họ, rất nhiều người là những chuyên gia, người lao động trình độ cao của các ngành, lĩnh vực; có sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Họ không muốn nghỉ ngơi thụ động, phụ thuộc vào con cái mà muốn có cuộc sống chủ động, tích cực, tham gia công việc gia đình, xã hội.

Đi làm vì thu nhập

Đi làm vì đam mê hay vì tiền là một cuộc tranh luận nội tâm mà ai cũng có vào một thời điểm nào đó trong đời. Và, một cách tự nhiên, bạn cảm thấy bối rối và lo lắng đặt câu hỏi liệu bạn có nên theo đuổi đam mê của mình một cách mù quáng với rất ít cơ hội kiếm tiền từ nó hay chọn một nghề nghiệp mà bạn thậm chí không thích chỉ vì bản thân công việc đó có vẻ hứa hẹn cho tương lai của bạn. Theo đuổi tiền bạc không có gì là sai cả. Một người trưởng thành cần có công việc tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Đó tưởng chừng là một điều dễ hiểu, nhưng thời gian gần đây, câu chuyện “đi làm không vì thu nhập” bỗng trở thành vấn đề được giới trẻ quan tâm và bàn luận. Một vài làn sóng đi làm không vì thu nhập diễn ra phổ biến ở giới trẻ vì họ có nhiều thời gian để trải nghiệm, chưa có sức ép về cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, một số bạn trẻ có mục tiêu cao hơn và dài hạn hơn so với mặt bằng chung của người lao động.

cau chuyen cuoc song.1 Hoàn thiện bản thân để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường lao động

Đam mê có liên quan trực tiếp đến năng suất. Nếu việc bạn làm thực sự là điều bạn đam mê, bạn sẽ cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được trong giờ làm việc và hơn thế nữa. Ngoài các deadline phải hoàn thành, bạn sẽ nhận được thành quản là cảm giác tự hào, vui sướng và thỏa mãn. Điều đó sẽ giúp bạn có lý do để tiếp tục làm việc mỗi ngày. Thông thường, có một số nhà tuyển dụng hứng thú với kiểu ứng viên đi làm mà không đặt vấn đề thu nhập lên hàng đầu, bởi nhà tuyển dụng tôn trọng quyết định và thấu hiểu mục tiêu của họ khi trình bày quan điểm đó. Chuyên gia đã có nhiều lời khuyên bổ ích cho các bạn trẻ đang tìm việc và những người lao động đang muốn vươn tới những nấc thang mới trong công việc.

Các nội dung về việc làm sao phát triển sự nghiệp sẽ được tiếp tục đề cập trong các số phát sóng đến hết tháng 2. Đừng quên khung giờ quen thuộc của Câu Chuyện Cuộc Sống vào 19h50 thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần trên THVL1.

LC/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục