Âm Mưu và Tình Yêu: Ngày Tết truyền thống Ấn Độ có gì khác Việt Nam?


Chắc hẳn khán giả yêu mến phim Ấn Độ đều rất tò mò xem người Ấn Độ có đón Năm Mới và Lễ Tết đầu năm giống như Việt Nam chúng ta hay không. Vì vậy trong bài kỳ này, thông qua bộ phim Âm Mưu và Tình Yêu, cùng nhau tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc riêng của ngày Tết Ấn Độ nhé!

 Âm Mưu và Tình Yêu: Ngày Tết truyền thống Ấn Độ có gì khác Việt Nam?

Là một quốc gia đa sắc màu, với nền văn hóa đa dạng và đầy thú vị nên phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ cũng được rất nhiều người quan tâm. Người Ấn sẽ tổ chức Lễ mừng Năm Mới tùy thuộc vào ngày mặt trời theo phong tục của họ. Chính vì thế, mỗi một bang khác nhau sẽ có cách đón Tết cổ truyền khác nhau. Bối cảnh trong phim Âm Mưu và Tình Yêu chính là Surat – một thành phố cảng phía Tây Ấn Độ, ở bang Gujarat, bên Vịnh Khambhat, gần cửa sông Tapi. Thành phố này là một trung tâm sản xuất thảm, hàng dệt, vàng và bạc trang sức, xà phòng và giấy. Surat vẫn là một trung tâm thương mại cho hàng dệt may và khu vực Chợ Dệt mới được lấp đầy bằng các cửa hàng vải. Chính vì vậy mà trong phim, không ít lần, khán giả đã thấy được Gehna cùng người nhà Praful đã thực hiện việc may mặc những bộ sari thuê thủ công để kiếm tiền. Bởi vì may mặc ở thành phố này là một nghề tương đối phát triển.

Lễ Vikram Samvat là một ngày Tết cổ truyền của người dân Ấn Độ tại bang Gujrat – ven biển phía tây Ấn Độ. Cũng giống như lễ Gudi Padwa, Vikram Samvat cũng không có một ngày cố định mà nó phụ thuộc vào việc quan sát vào sau ngày lễ Diwali và thường rơi vào ngày trăng non trong tháng thứ tám của người Hindu ở Kartik. Phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại Gujrat cực kỳ đặc biệt, vì họ sẽ đón giao thừa vào ngày bắt đầu của lễ Chaitra trong tháng Tư, tức là trùng với Lễ Mừng Năm Mới ở bang Maharashtra và bang Konkan, nhưng tận 6 tháng sau, họ mới bắt đầu đón năm mới của riêng mình. Đây là điều khá kỳ lạ mà chắc chắn không một vùng đất nào trên thế giới có được.

Ở Gujarat, Annakut là ngày đầu tiên của năm mới và được tổ chức thông qua việc mua sắm các vật dụng cần thiết, hay còn gọi là sabras (nghĩa đen, “những điều tốt đẹp trong cuộc sống”), chẳng hạn như muối, dâng lễ cầu nguyện cho Krishna và thăm các ngôi đền. Biểu tượng nông nghiệp cũng được nhiều người theo đạo Hindu gọi là Annakut, nghĩa đen là “núi thức ăn” vào ngày này. Các cộng đồng chuẩn bị hơn một trăm món ăn từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, sau đó được dành riêng cho Krishna trước khi chia sẻ cho cộng đồng. Các ngôi đền Hindu vào ngày này chuẩn bị và trình bày “núi đồ ngọt” cho các tín đồ đã tụ tập để tham dự lễ Darshan (thăm viếng).

 Âm Mưu và Tình Yêu: Ngày Tết truyền thống Ấn Độ có gì khác Việt Nam?

Ngày cuối cùng của lễ hội được gọi là Bhai Duj (nghĩa đen là “ngày của anh em”  ), ngày tôn vinh tình anh em gắn bó giữa anh chị em với nhau. Vào ngày này, những người phụ nữ trong gia đình tụ tập, thực hiện lễ puja với những lời cầu nguyện cho sự an lành của anh em của họ, sau đó quay trở lại nghi thức cho anh em ăn bằng tay và nhận quà. Theo Pintchman, trong một số truyền thống Ấn Độ giáo, phụ nữ kể lại những câu chuyện trong đó chị em bảo vệ anh em khỏi những kẻ thù tìm cách gây tổn hại về thể xác hoặc tinh thần cho anh chị em của họ. Đó là lý do mà tình cảm anh em, gia đình gắn bó đều được sử dụng làm tư duy chủ đạo của phim Âm Mưu Và Tình Yêu. Khi ông bà Praful muốn các con sống chung thay vì ra ở riêng, Anant cùng hai anh trai của mình đều rất yêu thương nhau dù rằng các cô vợ của họ đều luôn nghĩ ra lắm trò để chiến đấu với nhau.

Phim Âm Mưu và Tình Yêu vẫn tiếp tục phát sóng xuyên Tết 2024, chỉ dừng phát sóng một ngày vào đêm 30 Tết. Trong những ngày xuân rộn ràng này, đừng quên đón xem những tập phim tiếp theo được phát sóng lúc 22h mỗi ngày từ ngày5/2/2024 trên kênh THVL1 để theo dõi diễn biến của phim.

LC/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục