Liên minh Bảo vệ chó Châu Á chính thức trình thư kiến nghị và dự thảo lên chính phủ Việt Nam


 

 

 unnamed Liên minh Bảo vệ chó Châu Á chính thức trình thư kiến nghị và dự thảo lên chính phủ Việt Nam 

LIÊN MINH BẢO VỆ CHÓ CHÂU Á CHÍNH THỨC TRÌNH THƯ KIẾN NGHỊ VÀ DỰ THẢO QUY ĐỊNH PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT LÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

Vào Hôm nay, thứ Sáu ngày 15 tháng 5 năm 2015, các thành viên cấp cao của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) sẽ chính thức gửi thư kiến nghị lên Chính phủ Việt Nam kêu gọi chấm dứt nạn trộm cắp, buôn lậu, giết mổ lấy thịt và đối xử tàn nhẫn với loài chó tại Việt Nam. Liên minh bảo vệ chó châu Á cũng đồng thời trình lên Quốc hội xem xét dự thảo các quy định về Phúc lợi động vật được đề cập trong dự thảo Luật Thú Y.

Nội dung các quy định về Phúc lợi động vật được đề cập trong dự thảo Luật thú y bao gồm các ý sau:

  1. Tổ chức, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện động vật; nghiên cứu khoa học, chẩn đoán, thử nghiệm trên động vật có trách nhiệm:
    1. Bảo đảm động vật được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, chuồng trại, môi trường nước phù hợp với từng loài.
    2. Tạo điều kiện bảo đảm các tập quán sinh sống của động vật, được phòng và trị bệnh kịp thời.
    3. Bảo đảm động vật được bảo vệ tránh sợ hãi, đau đớn, tổn thương; an toàn trong thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, huấn luyện, tham gia triển lãm, hội chợ.
    4. Bảo đảm giảm tối đa những tác động gây đau đớn, sợ hãi không đáng có trong quá trình nghiên cứu khoa học, chẩn đoán, thử nghiệm.
  2. Tổ chức, cá nhân vận chuyển động vật có trách nhiệm:
    1. Đảm bảo các điều kiện để động vật được nuôi nhốt, vận chuyển bằng phương tiện và dụng cụ đảm bảo vệ sinh thú y; được chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý trong suốt quá trình vận chuyển.
    2. Đối xử nhân đạo, giảm thiểu tối đa những tác động xấu không đáng có cho động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
  3. Tổ chức, cá nhân giết mổ, tiêu hủy động vật có trách nhiệm đảm bảo động vật sống trước khi bị giết mổ, tiêu hủy phải được làm chết nhân đạo bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng loài theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hiện tại Việt Nam chưa có Luật thú y cũng như các quy định về phúc lợi động vật. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thảo luận để ban hành Luật thú y trong đó có điều khoản quy định về Phúc lợi động vật.

Nhằm xây dựng nhận thức và tạo sự đồng cảm của công chúng trong việc kêu gọi chấm dứt nạn trộm chó, buôn lậu, giết mổ lấy thịt và đối xử tàn nhẫn với loài chó tại Việt Nam, vào ngày 14 tháng 4 vừa qua, Liên minh bảo vệ chó châu Á đã triển khai chiến dịch “Về đi Vàng ơi!” tuyên truyền trên cả nước. Chiến dịch đã thu hút được sư quan tâm của đông đảo các tầng lớp đại chúng và Phúc lợi động vật đang trở thành một chủ đề thảo luận lớn ở Việt Nam. Thế hệ trẻ đang có những thái độ tích cực hơn, trong khi truyền thông quốc gia đang đưa tải vấn đề phúc lợi động vật một cách có trách nhiệm và công bằng với những cuộc tranh luận đa chiều, đầy đủ thông tin.

Sau đúng một tháng khởi động, website thu thập chữ ký www.baovecho.org của chiến dịch “Về đi Vàng ơi!” đã tập hợp được hơn 430 nghìn chữ ký của người dân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây là cơ sở quan trọng nhất để ACPA đề xuất lên Chính phủ kêu gọi xem xét các quy định về Phúc lợi động vật nói chung bao gồm cả loài chó. Điều này cho thấy rằng rất nhiều người dân trên khắp cả nước đang rất quan tâm đến việc bảo vệ loài chó và mong muốn chấm dứt tình trạng tiêu thụ và đối xử tàn ác với loài chó, loài vật từ lâu được coi là người bạn gần gũi và trung thành nhất của con người.

Những quy định về Phúc lợi động vật trong Luật thú y là một bước tiến quan trọng tác động tích cực đến lợi ích của tất cả các loài động vật. Đối với loài chó nói riêng, nếu các quy định về Phúc lợi động vật được thông qua sẽ là cơ sở để đảm bảo các công đoạn trong quá trình kinh doanh thịt chó được tiến hành một cách nhân đạo phù hợp từ khâu khai thác, vận chuyển đến giết mổ giảm thiểu sự đau đớn, tàn ác mà loài chó đang phải chịu đựng như hiện nay. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ cũng như đối xử nhân đạo đối với loài chó riêng và các loài động vật khác nói chung tại Việt Nam.

unnamed 11 Liên minh Bảo vệ chó Châu Á chính thức trình thư kiến nghị và dự thảo lên chính phủ Việt Nam

Theo Lifestyle

 

 


Các tin cùng chuyên mục