Vừa qua, nhân kỉ niệm cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, The Hour Glass S&S đã tổ chức đêm tiệc tái hiện lịch sử 93 năm kể từ ngày ngài Hans Wilsdorf – cha đẻ của Rolex – đặt những nền tảng đầu tiên cho đứa con tinh thần thứ hai của mình mang tên Tudor.
Xuyên suốt đêm tiệc là hành trình phát triển từ 2 biểu tượng của không chỉ Tudor mà còn là của thế giới đồng hồ thế kỉ 20: đó là thế hệ hậu duệ đương đại của Tudor Oyster Prince, những chiếc đồng hồ chia sẻ những phẩm chất cao quý mà ngài Hans Wilsdorf dành riêng cho Rolex-Tudor; và lịch sử hào hùng liên quan tới quân sự và hải quân quốc tế kể từ những năm 1950s với thế hệ hậu duệ của Tudor Oyster Submariner, kể tới bộ Black Bay với những thành công vang dội ngày nay.
Lịch sử thương hiệu Tudor
Cha đẻ của Tudor là ngài Hans Wilsdorf – một trong những huyền thoại danh tiếng nhất trong ngành chế tác đồng hồ, và đồng thời cũng là nhà sáng lập ra Rolex – thương hiệu đồng hồ lớn nhất thế giới hiện nay. Năm 1908 khi mới 27 tuổi, Hans Wilsdorf sáng lập thương hiệu Rolex với một triết l{ vô cùng đơn giản: đạt tới sự hoàn hảo trong công năng, độ bền, và tính chính xác.
Năm 1926 là một năm đặc biệt với Hans Wilsdorf, bởi đó là năm ông công bố sự ra đời của Oyster Case – bộ vỏ đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới có khả năng chống nước, chống bụi vượt trội, đem tới sự thành công và danh tiếng trường tồn cho Rolex. Song song với thời điểm này, ông cũng đã âm thầm mua lại quyền sở hữu tên thương hiệu “The TUDOR” từ một nhà chế tạo đồng hồ có tên Veuve de Philippe Huther, ấp ủ dự định dùng nó cho một dự án sau này.
Đến năm 1932, ngài Wilsdorf chính thức tiếp quản cái tên “The TUDOR” vào năm 1936. Nước đi đầu tiên của thiên tài marketing chính là thay đổi logo từ chữ Tudor với nét ngang của “T” kéo dài thành biểu tượng bông hồng của triều đại Tudor nổi tiếng trong lịch sử Anh Quốc, và được bao bọc bởi một tấm khiên, để làm rõ triết l{ mà ông sẽ dành cho Tudor: sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh – tức chất lượng bền bỉ của chiếc đồng hồ – và sắc đẹp – biểu tượng cho tính thẩm mỹ mà ông sẽ dành cho TUDOR.
Ngay sau thế chiến thứ 2, ngài Hans Wilsdorf tin rằng đã đến lúc để TUDOR có thể phát triển và tạo dựng tên tuổi của riêng mình. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông đã thành lập công ty “Montres TUDOR S.A”. Ngài Wilsdorf đã phát động một chiến dịch quảng cáo lớn trên danh nghĩa của ngài và Rolex, khẳng định: Tôi đã quyết định rằng TUDOR Prince xứng đáng được thừa hưởng từ Rolex hai yếu tố mà sẽ không bao giờ xuất hiện ở bất cứ chiếc đồng hồ nào khác – bộ vỏ chống nước độc nhất mang tên Oyster, và cơ chế lên cót tự động liên hồi “Perpetual Rotor”. Toàn bộ các thiết kế TUDOR Oyster Prince sẽ được sở hữu hai cơ chế nổi tiếng này, vốn độc quyền dành riêng cho Rolex. Điều này nói lên niềm tin của tôi vào những chiếc đồng hồ mới này. Tôi tự hào khẳng định với uy tín của mình.”
Mối quan hệ giữa Tudor và hải quân quốc tế
Năm 1954, Tudor ra mắt chiếc đồng hồ lặn đầu tiên của mình và ngay lập tức trở thành cái tên phổ biến trong giới thợ lặn chuyên nghiệp – vốn là một trào lưu sẽ sớm nở rộ vào thời điểm này – khi trở thành nhà cung cấp thiết bị đo lường thời gian dưới mặt nước đáng tin cậy, được chế tác bằng kỹ thuật tân tiến thời bấy giờ, và quan trọng nhất là chúng đều có mức giá rất phải chăng. Danh tiếng ngày một vang xa và các lực lượng hải quân lớn trên thế giới bắt đầu xem xét Tudor như một lựa chọn để cung cấp đồng hồ lặn cho thủy quân của mình. Trong đó, ba lực lượng hải quân có mối duyên lớn nhất với Tudor phải kể tới Hải quân Pháp và Hải quân Hoa Kỳ.
Với Hải quân Pháp, câu chuyện bắt đầu từ năm 1956 khi lực lượng “Marine Nationale” của Pháp đã đặt hàng hàng loạt những chiếc Tudor Oyster Prince Submariner reference 7922 – chiếc đồng hồ vốn được ra mắt vào năm 1954 để thử nghiệm cho chiến trận. Trải qua nhiều cuộc diễn tập và những hoạt động thực chiến nhỏ, Hải quân Pháp trả lời rằng họ cần một chiếc đồng hồ có thể chịu đựng được độ sâu lớn hơn, tới khoảng 200m dưới mặt nước. Tudor đã tiếp nhận ý kiến này và cho ra mắt mẫu Tudor
Submariner ref 7924 với núm crown lớn để có thể chịu được áp suất lớn tại vùng nước sâu hơn vào cuối thập niên 1950s. Đây chính là mẫu Tudor Submariner “Big Crown” nổi tiếng, là mối liên hệ trực tiếp tới kích thước núm crown của các mẫu Black Bay ngày nay.
Với Hải quân Mỹ, câu chuyện bắt đầu từ mẫu Tudor Submariner 7924 vào cuối những năm 1950s. Tuy nhiên, mẫu Tudor có mối liên hệ nổi tiếng nhất với Hải quân Mỹ là Submariner 7928, được vận hành bởi bộ truyền động Fleurier caliber 390 và nổi bật với phần bảo vệ núm crown. Đây là chiếc Tudor đã đi theo Hải quân Mỹ trong rất nhiều chiến dịch vào thập niên 60s, đặc biệt là đội Biệt đội phá mìn dưới nước và Navy SEALs. Vào thập niên 70s, Hải quân Mỹ cũng đã trưng dụng mẫu Tudor “Snowflake”, đặc biệt là các mẫu ref 7016, 9401 và 9411 với những bộ dây bằng vải.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hải quân Mỹ và Tudor còn phát triển ra một vài thử nghiệm bí mật gần như chưa từng được nhắc tới trong lịch sử, nổi bật trong số đó là dự án Tudor “Commando” chỉ vừa mới được vén màn tại Baselworld 2019 vừa qua. Những lực lượng hải quân lớn khác trên thế giới cũng đã từng có mối liên hệ với đồng hồ Tudor phải kể tới Hải quân Hoàng gia Canada, Hải quân Argentina, Italia, Nam Phi, Jamaica, … khiến Tudor Submariner trở thành một trong những chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất bởi các lực lượng hải quân lớn xung quanh thế giới.
Tudor tại Baselworld 2019
Baselworld như thường lệ vẫn luôn là sân khấu lớn nhất mà Tudor lựa chọn để hé lộ những sáng tạo mới hàng năm. Tại Baselworld 2019, bốn thiết kế Black Bay mới đã được ra mắt, trong đó đặc biệt nhất là cuộc vén màn lịch sử cùng Hải quân Hoa Kz tại thập niên 1960s như đã nhắc tới phía trên với chiếc đồng hồ gây nhiều sự chú ý nhất sự kiện – Black Bay P01.
Dự án đồng hồ quân sự năm 1967 với cái tên “Commando” tuy không có cơ hội được đưa ra sản xuất thương mại, nhưng may mắn thay đã có nhiều mẫu thử nghiệm được đưa ra để ứng dụng thực tiễn, nay được cất trong bảo tàng tại nhà máy của Tudor. Cái tên P01 là viết tắt cho Prototype 01, là bản vẽ có vẻ đẹp khác biệt đã được ấp ủ trong suốt hơn 50 năm cho đến tận Baselworld 2019. Có 2 điểm khác lạ của P01 đối với người hâm mộ những chiếc Black Bay quen thuộc của Tudor, đó là núm crown ở hướng 4h, và đặc biệt là vòng bezel xoay 2 chiều đi kèm chức năng khóa có tên “end-link” hướng 12h – cơ chế đặc biệt được cấp bằng sáng chế và giữ bí mật cho tới ngày hôm nay. Bởi yếu tố lịch sử và những cơ chế mang đúng tinh thần công năng vượt trội, Black Bay P01 đã xuất sắc giành chiến thắng tại hạng mục Challenge của giải thưởng đồng hồ hàn lâm Grand Prix d’Horlogerie de Genève 2019 vừa qua.
Thiết kế Black Bay Bronze nổi tiếng, chiếc đồng hồ đã từng chiến thắng hạng mục “Petite Aiguille” của GPHG 2016 giờ đây được trình làng với phiên bản hoàn toàn mới mang màu ghi đá phiến cùng mặt số phai màu. Bronze được coi là chất liệu rất “có hồn”, một hợp kim nhôm-đồng có tính ứng dụng cao, thường xuyên được sử dụng trong kỹ thuật hải quân. Bronze không hề bị ăn mòn như sắt và thép, bởi tự bản thân nó đã sinh ra một lớp hóa học bảo vệ khỏi mọi hư hại tự nhiên, được giới sưu tập gọi là “patina”. Lớp patina trên mỗi chiếc đồng hồ lại có những yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào môi trường và phai màu như được “may đo” theo thói quen riêng của mỗi người.
Một phong cách ấn tượng khác nằm trong những thế mạnh của Tudor chính là “Steel & Gold” – một phong cách có cá tính mạnh, có tính bền vững vượt thời gian, bởi bản thân thép và vàng đều là những chất liệu kinh điển trong thế giới đồng hồ, cùng đó là sự hài hòa hợp lý về màu sắc và cảm nhận chất liệu, tương phản không quá rực, vừa ấn tượng vừa chừng mực trong nhiều hoàn cảnh. Tại Baselworld 2019, Tudor đã cho ra mắt cùng lúc hai phiên bản S&G mới cho những mẫu Black Bay quen thuộc của mình gồm Black Bay Chrono S&G và bộ ba Black Bay 32/36/41 S&G.
Về nhà bán lẻ The Hour Glass S&S:
Boutique The Hour Glass đầu tiên được thành lập từ năm 1979 tại Singapore đã thực sự tạo ra một mô hình độc đáo, khi khách hàng bước vào họ có nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp để lựa chọn thay vì phải đi nhiều điểm khác nhau để tham khảo. Mô hình này cũng cho phép The Hour Glass có thể phục vụ được một khách hàng trong nhiều dịp hơn, nhiều năm tháng hơn cũng như hiểu và xây dựng mối quan hệ sâu đậm hơn với khách hàng xa xỉ. Sau sau 40 năm hoạt động, ngày nay The Hour Glass đang được điều hành bởi thế hệ thứ ba và đã mở rộng ngoài địa phận Singapore, sang các thị trường Nhật Bản, Hongkong, Malaysia, Thailand, Australia và chính thức vào Việt Nam từ năm 2017.
Tại Việt Nam, The Hour Glass S&S có hiện diện tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội và trung tâm thương mại Union Square, thành phố Hồ Chí Minh. The Hour Glass S&S là nhà bán lẻ các thương hiệu Audemars Piguet, Hublot, Franck Muller, Tudor, MB&F, Jaquet Droz, Arnold & Son, SevenFriday, Messika Paris, Buben & Zorweg, L’epee 1839 cùng nhiều thương hiệu khác tại Việt Nam.
THE HOUR GLASS S&S: Sofitel Metropole – 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT : (+84) 24 3715 1279. Hotline: (+84) 944 46 5555
THE HOUR GLASS S&S: Union Square – 116 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. ĐT : (+84) 28 3821 6848. Hotline: (+84) 28 6682 0565
T.D/Lifestyle