Bệnh ngôi sao, không chỉ có ở sao?


Chương trình “Câu Chuyện Cuộc sống” của THVL1 trong tháng 5 đã dành nhiều thời lượng của chương trình để nói về những vấn đề xoay quanh cuộc sống, cách hành xử cho đúng giữa các mối quan hệ. Cụ thể là chủ đề “Bệnh Ngôi Sao mất nhiều hơn được” được nhiều khán giả quan tâm.

Screenshot 20210521 173726 Bệnh ngôi sao, không chỉ có ở sao?

“Bệnh ngôi sao” của một bộ phận đã khiến cho cuộc sống nhiều người trở nên xáo trộn. Số phát sóng trong tháng 5 đã đưa ra rất nhiều tình huống mà khán giả xem đài ít nhiều đều từng gặp qua. Đó là thái độ kiêu ngạo của đồng nghiệp có chuyên môn giỏi hơn với các đồng nghiệp còn lại, hay là sự coi thường của người có thu nhập trụ cột của gia đình, đến những người có vai vế, quyền lực cao hơn với người khác…

Định nghĩa: “Bệnh ngôi sao” là tiếng lóng chỉ trạng thái tâm lý khi một hay nhiều cá nhân tự cho rằng mình vô cùng quan trọng và nổi bật nên thường xuyên yêu cầu được đối xử đặc biệt quá mức và không muốn hòa nhập với quy định hoặc văn hóa chung của tập thể. Trong xã hội hiện đại cùng với chủ nghĩa cá nhân lên đến cực điểm, “bệnh ngôi sao” đã lan tỏa rất mạnh gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sống và làm việc.

Screenshot 20210521 174456 Bệnh ngôi sao, không chỉ có ở sao?

Khi giao tiếp, làm việc hoặc chung sống với người mắc bệnh ngôi sao, chúng ta thường thấy mệt mỏi, lo lắng, bực bội và thậm chí tổn thương và mất lòng tin. Với sự phát triển rực rỡ của kinh tế và công nghệ, cùng với chủ nghĩa cá nhân lên đến cực điểm, “bệnh ngôi sao” đã lan tỏa rất mạnh, cả trên mạng xã hội, ở công sở và có thậm chí cả ở trong gia đình. Một hay nhiều cá nhân tự cho rằng mình vô cùng quan trọng và nổi bật nên thường xuyên yêu cầu được đối xử đặc biệt quá mức và không muốn hòa nhập với quy định hoặc văn hóa chung của tập thể.

Việc đầu tiên chúng ta cần xác định người đang giao tiếp không phải là người xấu, họ chỉ vô tình chọn tâm lý bất thường đó như một bản năng tự vệ và sinh tồn. Chúng ta cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng trao đổi và chỉ ra cho họ hiểu rằng phản ứng của họ làm chúng ta và người xung quanh thấy không thoải mái. Trường hợp gặp phải người quá cứng nhắc, không chịu giao tiếp, chúng ta có thể nhờ phía thứ ba đứng ra can thiệp, hoặc giữ khoảng cách hay im lặng một thời gian để thái độ tiêu cực của họ tạo ra kết quả không tốt họ có thể sẽ hiểu. Biện pháp cuối cùng là sử dụng phương án dự phòng hay tìm người thay thế.

Screenshot 20210521 174521 Bệnh ngôi sao, không chỉ có ở sao?

Để phòng tránh tâm lý này chúng ta cần đề cao và rèn luyện những đức tính hay thái độ hành xử tích cực như:

_ Tôn trọng bản thân nhưng vẫn biết đánh giá cao đóng góp của người khác.

_Thận trọng với các mối quan hệ nhưng luôn thân thiện, cởi mở;

_Nỗ lực phát triển bản thân nhưng biết hợp tác với người khác; có bí quyết sống riêng nhưng luôn minh bạch, bình đẳng…

_Đặc biệt là luôn trao đổi cởi mở, chân thành và hòa đồng.

Bên cạnh câu chuyện về “bệnh ngôi sao” thì Câu Chuyện Cuộc sống vẫn đang tiếp tục cập nhật nhiều vấn đề nổi cộm được xã hội quan tâm đến quí khán giả. Đón xem các số tiếp theo của Câu chuyện cuộc sống phát sóng vào 19h50 thứ 3, thứ 5 và thứ 6 hàng tuần trên THVL1 để có thêm nhiều thông tin bổ ích cho cuộc sống trong mùa dịch bệnh.

LC/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục