Ăn dặm bằng cách đút thìa làm tăng nguy cơ béo phì và kén ăn ở trẻ nhỏ


Giai đoạn ăn dặm có thể là giai đoạn thú vị và bừa bộn đối với những cha mẹ nào giới thiệu thức ăn thô và thức ăn trên mâm gia đình cho bé. Nhưng cần lưu ý rằng cách thức cung cấp chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời có thể ảnh hưởng đến cân nặng và thói quen ăn uống của bé.

Theo như một nghiên cứu mới đây, em bé được cho ăn bằng thìa với thức ăn xay nhuyễn có thể đối mặt với nguy cơ béo phì và kén ăn cao hơn với bé được dạy ăn thô bằng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.

an dam lifestyle 3 Ăn dặm bằng cách đút thìa làm tăng nguy cơ béo phì và kén ăn ở trẻ nhỏ

Ăn dặm bằng cách đút thìa làm tăng nguy cơ béo phì và kén ăn ở trẻ nhỏ

Hiệp hội nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị rằng mẹ chỉ nên cho con uống sữa mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, tiếp đến là phối hợp cho con ăn thức ăn dặm cùng với sữa mẹ cho đến khi con được ít nhất 1 tuổi. Theo truyền thống, cha mẹ cho con ăn dặm, như thức ăn xay nhuyễn, bằng cách đút cho thìa cho con. AAP khuyên rằng nên bắt đầu cho con ăn với nửa thìa hoặc ít hơn và nói chuyện với bé trong suốt quá trình để bé cảm thấy thoải mái khi nuốt thức ăn.

an dam lifestyle 2 Ăn dặm bằng cách đút thìa làm tăng nguy cơ béo phì và kén ăn ở trẻ nhỏ

Ăn dặm với bình bóp chống hóc. Ảnh: kidsme

Nhưng phương pháp đút thìa truyền thống đang gặp phải những thử thách từ những người áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy vì họ tin rằng cho bé tự chủ động ăn khuyến khích bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh trong tương lai. Những bé được ăn dặm tự chỉ huy đều ăn những món ăn thô cầm tay được thay vì thức ăn xay nhuyễn, điều này giúp bé học cách nhai và ăn từ sớm chứ không chỉ có nuốt. Chuyên gia dinh dưỡng thường nói rằng cung cấp thức ăn thô và dễ cầm nắm cho bé giúp tăng cường khả năng đồng vận tay miệng, cơ hàm hoạt động nhiều hơn, bé sẽ nhai tốt hơn và tạo ra enzyme phân giải thức ăn. Các nhà nghiên cứu từ Anh cho rằng phương pháp ăn chủ động sẽ giảm thiểu cơ hội mắc bệnh béo phì ở trẻ em.

an dam lifestyle 1 Ăn dặm bằng cách đút thìa làm tăng nguy cơ béo phì và kén ăn ở trẻ nhỏ

Ăn dặm với bình bóp chống hóc. Ảnh: kidsme

Để khắc phục một số khuyết điểm như dễ rơi vãi mất vệ sinh hay nguy cơ nghẹn hóc thì mẹ nên sử dụng công cụ như túi nhai, nó giúp bé nhai thông qua ti silicone, kích thích việc nhai và không gây nghẹn hóc do chỉ có các mảnh thức ăn nhỏ mới thoát ra khỏi ti silicone và cùng nước bọt đi vào dạ dày tiêu hóa.

T.D/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục