Tuyệt hảo món gan béo Pháp


Người dân Pháp có phong cách ẩm thực thanh lịch. Với họ, ăn là phải thưởng thức, để thấm vị, và cũng là để thư giãn.

Đặc biệt, hầu hết người Pháp rất sành ăn và họ rất coi trọng vấn đề ẩm thực. Những món ăn được xem như “quốc hồn quốc túy” mà người Pháp luôn tự hào mỗi khi nhắc đến đó là gan béo, phô-mai, bánh mì baguette, rượu vang, macaron,…

Vốn được mệnh danh là cái nôi ẩm thực Châu Âu, người Pháp tự tin giới thiệu cùng thế giới món gan béo có một không hai của mình. Gan béo được lấy từ gan của vịt hoặc ngỗng đã trưởng thành. Quá trình làm ra món gan béo cũng rất cầu kì. Gan béo muốn thơm ngon phải được lấy từ những con vịt và ngỗng đã trải qua giai đoạn được vỗ béo đặc biệt ngay từ khi mới một ngày tuổi.

Tuyet hao mon gan beo Phap 2 Tuyệt hảo món gan béo Pháp

Cánh đây 4.500 năm, người Ai Cập đã là người đầu tiên sử dụng món gan béo. Món gan béo chủ yếu dành để phục vụ cho các vị vua và giới quý tộc thời bấy giờ. Gan béo du nhập vào nước Pháp từ thế kỷ thứ 19 đã trở thành một phần trong toàn bộ di sản văn hóa và ẩm thực Pháp. Ngày nay, tuy đã trở nên nổi tiếng, trở thành linh hồn của nền ẩm thực Pháp, nhưng rất ít nhà hàng có khả năng chế biến món gan béo này, bởi quy trình bảo quản cũng như cách chế biến rất công phu đòi hỏi phải là đầu bếp chuyên nghiệp mới có thể rạo nên món gan béo hoàn hảo. Gan béo rất giàu chất béo bão hòa. Nếu ăn điều độ có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.

3 nguyên tắc vàng khi sử dụng gan béo

Nguyên tắc 1

Để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị thơm ngon của món gan béo, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để gan béo trong phòng có nhiệt độ bình thường từ 40-60 phút trước khi dùng. Nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ làm mất đi nhiều hương vị cũng như độ mịn của gan béo.

Nguyên tắc 2

Khi xắt lát gan béo, bạn nên dùng dao có lưỡi răng cưa đã làm ấm qua bằng nước nóng. Giữa mỗi lần xắt, bạn hãy làm ướt lưỡi dao rồi lau khô nó. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng xắt được những lát gan béo hoàn hảo.

Nguyên tắc 3

Gan béo nên được dọn trên đĩa đã được làm ấm. Khẩu phần ăn lý tưởng dành cho một người là: 50-70 gam gan béo cho món khai vị và 100-130 gam gan béo cho món chính.

Tuyet hao mon gan beo Phap Tuyệt hảo món gan béo Pháp

Tuyệt vời khi dùng chung với phô- mai Pháp

Món ăn có truyền thống lâu đời nhất ở Pháp có lẽ phải kể đến phô-mai. Sữa bò tươi được lên men, sau đó qua khâu xử lý chế biến với nhiều phương pháp khác nhau tùy vùng miền. Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sản xuất phô-mai, nhưng được ưa chuộng nhất có lẽ vẫn là phô-mai Pháp. Chỉ riêng đất nước này cũng đã có rất nhiều loại phô-mai với hương vị và chất lượng khác nhau. Nguồn thực phẩm bổ dưỡng này rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu.

Riêng tại Pháp có đến hơn 300 loại phô-mai khác nhau, được phân loại dựa vào độ cứng và số lớp vỏ bên ngoài, như phô-mai mềm, phô-mai vỏ mốc, phô-mai vỏ cứng, phô-mai tươi…

Tuyet hao mon gan beo Phap 1 Tuyệt hảo món gan béo Pháp

Loại phô-mai tươi là loại được chế biến đơn giản và nhanh nhất, chỉ trữ được vài ngày vì nó không chứa chất bảo quản, loại phô-mai này mềm mại, có vị trung tính như cottage cheese, cream cheese. Còn phô-mai Mozzarella xuất xứ từ Ý, dùng để làm bánh pizza cũng là loại phô-mai tươi được nhào nặn với nước nóng, tạo thành khối dẻo và được dùng trong thời gian ngắn kể từ khi chế biến.

Các loại phô-mai cứng hơn thường được đổ vào các khuôn, nén lại dưới áp suất cao và ủ với thời gian lâu hơn như Swiss, Cheddar, Monastery… Loại phô-mai cứng Parmesan khá thông dụng trong các món ăn mì ống hay pasta của Ý, người ta dùng cây bào để bào khối phô-mai cứng thành các mảng vụn nhỏ rắc vào món ăn ngay khi đĩa đồ ăn được dọn lên. Phô-mai làm từ sữa bò là thông dụng nhất, tuy nhiên, có nhiều loại như Roquefort làm từ Pháp hay Recorino Romano làm từ Ý thì được chế biến từ cừu, có nông trại ở Thụy Điển làm phô-mai từ nai sừng. Blue cheese, loại phô-mai xanh, có tên từ cách chế biến khá độc đáo của nó.

Trong quá trình đông đặc phô-mai, người ta thêm vào hỗn hợp này một loại nấm Penicillium và để nó phát triển trong nhiệt độ ẩm thấp, tạo thành các đường vân xanh lơ, xanh xám, hay xanh lá trong khối phô-mai như bị mốc, khiến phô- mai này có mùi vị thum thủm đặc trưng. Người không quen thưởng thức, có thể bịt mũi hay lắc đầu khi dùng loại phô-mai này, nhưng với người quen dùng, loại phô-mai này lại là món khoái khẩu, có thể ăn không nhấm nháp với rượu vang, hay dùng chung với trái cây, bánh quy lạt khi dùng rượu. Nhiều người hòa phô-mai vào món salad trộn, hoặc dùng chung với các loại bò bít tết, thịt cừu nướng… đều khiến món ăn ngon hơn rất nhiều.


Các tin cùng chuyên mục