Khiêm tốn nằm bên dãy núi Hymalaya, Nepal giữ cho riêng mình vẻ đẹp thần bí đầy thu hút. Nếu may mắn đến Nepal đúng dịp tổ chức Lễ trừ ma, bạn không khỏi ngỡ ngàng trước thế giới rực rỡ sắc màu và lắm điều kỳ diệu.
Trong suốt dịp lễ hội, các tăng lữ phật giáo sẽ cử hành nghi lễ trước cửa cung điện của vương quốc Nepal cũ để tẩy trừ tội ác và xua đuổi ác ma của vương quốc. Mỗi năm vào mùa xuân, giới tăng lữ đều tập trung tại Lo Manthang (Nepal), thủ phủ của các vương quốc Mustang cổ để tiến hành nghi lễ trừ ma, cúng tế trời đất.
Trong kỳ lễ hội, các tăng lữ sẽ chuẩn bị trang phục chỉn chu đẹp nhất và đứng ở quảng trường lớn chuẩn bị cho nghi thức múa trừ tà.
Kết thúc buổi lễ, các tăng lữ Nepal sẽ đứng trên nóc đền thờ thực hiện một nghi thức của dân tộc Tạng, gọi là dungchen.
Sau khi chuẩn bị trang phục, các tăng lữ sẽ đến trên quảng trường chuẩn bị cho nghi thức múa. Họ luôn giữ tâm trạng vui tươi, hân hoan trong ngày hội quan trọng của cả đất nước Nepal.
Các tăng lữ phật giáo đang cử hành nghi lễ trước cửa cung điện của vương quốc Nepal cũ.
Một số tăng lữ sẽ trang phục như các vị thần bảo hộ trong khi tham dự nghi thức múa trừ ma, cúng tế trời đất.
Các tăng lữ trong “đóng vai” thần bảo hộ đang thực hiện điệu múa tế lễ trên một đoạn đường nơi tổ chức lễ hội.
Trong khi đó, một số tăng lữ phật giáo Nepal sẽ thổi gyaling, một nhạc khí truyền thống cỡ nhỏ của người Tạng.
Trước buổi lễ trừ ma, các tiểu hòa thượng thường được giao nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho buổi lễ.
Cũng giống như các tăng lữ, nghi lễ nhảy múa với trống cổ của dân tộc Tạng cũng là một phần quan trọng trong lễ trừ ma của đất nước Nepal.
Lễ trừ ma là lễ hội quan trọng hàng đầu của đất nước và là một nghi lễ mà không người dân Nepal nào muốn bỏ lỡ.
Một vị tăng lữ mang đầu thú đang trong nghi thức múa.
Hình ảnh của các “thần khuyển” cũng xuất hiện phổ biến trong lễ trừ ma, đem đến ấn tượng về một lễ hội dữ dội, kỳ bí và đầy sắc màu cho những người ngoại giới may mắn đến Nepal đúng dịp lễ.
Nhà vua (cũ) của nước Nepal theo dõi diễn biến của buổi lễ trừ ma. Bắt đầu từ năm 2008, chế độ quân chủ chấm dứt đã chấm dứt tại Nepal nhưng điều này không làm mất đi sự sôi nổi, trang trọng và thiêng liêng của lễ hội.
Trước buổi lễ, vị tsowo – tăng lữ đứng đầu đang bước xuống cầu thang của cung điện quốc vương cũ.
Trước khi các tăng lữ tiến hành nghi thức cúng tế thần linh, trên quảng trường nơi tổ chức lễ hội chính sẽ đặt một chiếc linga, biểu tượng cho tinh thần tà ác.
Các tăng lữ phật giáo Nepal đang biểu diễn điệu múa trừ tà.
Khi nghi lễ kết thúc, các tăng lữ sẽ đứng trên nóc chùa, miếu thổi gyaling và dungchen. Hai loại kèn được sử dụng trong suốt các sự kiện quan trọng của lễ hội trừ ma.
Vào ngày cuối cùng của lễ trừ ma, các tăng lữ sẽ tập trung lại một chỗ cùng đọc kinh và hợp tấu âm nhạc.
Quy mô lễ trừ ma tại Nepal rất to lớn. Không chỉ được tổ chức ở quảng trường lớn, nhiều nghi lễ cũng được tổ chức tại trước cổng thành. Các tăng lữ đứng trước cửa thành tấu nhạc khí, cử hành nghi lễ Phật giáo.
Không khí lễ hội lan tỏa khắp các vùng miền trên đất Nepal. Lễ hội trừ tà không những được tổ chức trên quảng trường rộng lớn mà còn đến cả những miền thôn quê.
Cùng với các vị tăng lữ, người dân Nepal cũng mặc trang phục truyền thống. Họ bắn súng cổ để xua đuổi ma quỷ.
Sau khi buổi lễ kết thúc, các tăng lữ sẽ từ biệt người dân để trở lại thành. Lễ trừ ma đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nepal. Không chỉ xua đi ma quỷ và sự tà ác, lễ hội còn đem đến cho người dân niềm hy vọng, sự lạc quan và lòng hướng thiện cùng những nguyện ước tốt lành.
Nguyễn Phương