Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời


Mặc dầu là nước có nền kinh tế phát triển nhưng Nhật Bản vẫn luôn duy trì được một nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của từng địa phương. Những lễ hội hàng năm của đất nước Hoa anh đào hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn bản sắc riêng của con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Hãy cùng Lifestyle ghé thăm Nhật Bản để cùng khám phá sự độc đáo của xứ sở thông qua vài lễ hội… sinh thực khí “độc nhất vô nhị” nhé!

Lễ hội Hounen

Lễ hội Hounen được tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng 3 hàng năm tại thị trấn nhỏ Komaki. Lễ hội Hounen Matsuri còn được gọi là Lễ hội sinh sản Tagata, đã duy trì suốt hơn 1.500 năm qua, liên quan đến việc rước các biểu tượng chạm khắc bằng gỗ hình dạng  dương vật diễu hành qua khắp thị trấn Komaki. Lễ hội được diễn ra với mong muốn có một vụ mùa bội thu. Trước khi Lễ hội bắt đầu, các thùng rượu gạo được mở ra và phân phối cho đám đông.

P1010744 Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời

Rất nhiều các biểu tượng dương vật được nhìn thấy trong lễ hội được người dân làm để hy vọng cho một vụ mùa bội thu. Những người phụ nữ mang thai sẽ được yêu cầu chạm mũi vào tượng của dương vật lớn nhất với hy vọng mang lại an toàn và sức khỏe tốt cho em bé. Lễ hội được chuẩn bị và bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng tại đền Tagata, nơi mà tất cả các loại đồ ăn, đồ lưu niệm hầu hết có hình dạng dương vật được bày bán. Khoảng 2 giờ chiều, mọi người cùng nhau tập trung tại đền Shinmei Sha để bắt đầu cuộc diễu hành. Lễ hội được kết thúc vào khoảng 4:30 chiều.

IMG 1011 Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời

Quang cảnh cuộc diễu hành vô cùng ấn tượng, những người đàn ông sẽ khênh trên vai một bức tượng gỗ to, cao khoảng 2,5 mét hình dương vật đang cương cứng và họ hô vang câu “Hoh-sho, hoh-sho” trên suốt quãng đường dài từ đền thờ tên là Shinmei Sha trên một ngọn đồi rộng tới một đền thờ Thần đạo khác tên là Tagata jinja. Các cô gái trẻ thì cầm những bức tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường. Tại lễ hội người ta có thể mua được đồ ăn, đồ trang sức, quà tặng… tất cả đều mang hình dáng của bộ phận sinh dục nam. Trong thành phố đâu đâu cũng được trang hoàng bởi những thứ tương tự và mọi người cùng nhau nhâm nhi ly rượu sake tuyệt hảo.

Lễ hội Hounen rất thu hút khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.

Lễ hội Kanamara

Đây là lễ hội Kanamara, có từ thời Edo (thế kỉ 17), diễn ra vào ngày thứ 7 và Chủ Nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm, tại đền Kanayama, huyện Kawasaki, tỉnh Kanagawa , Nhật Bản.

dsc012621 Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời

Điểm khác nhau của lễ hội Kanamara và Hounen là Hounen thường sử dụng linh vật làm bằng gỗ, còn Kanamara thường dùng linh vật bằng xốp màu hồng. Tại Nhật, lễ hội Kanamara Matsuri tương truyền được tổ chức giữa các cô gái làng chơi nhằm hy vọng thần thánh sẽ giúp mình tránh khỏi các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên sau đó đối tượng cầu xin đã mở rộng ra tới cả những người dân bình thường. Ngày nay, lễ hội thu hút khá nhiều khách thăm quan bởi hình tượng dương vật khá ngộ nghĩnh. Trong lễ hội cũng thường tổ chức các hoạt động quyên tiền để đẩy mạnh việc nghiên cứu phòng chống HIV. Một điều rất đặc biệt là trong số các du khách tham dự lễ hội có khá nhiều người làm nghề mại dâm, dân đồng tính tới đây cầu khấn, xin tránh không bị mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hay giang mai. Cũng tương truyền rằng, đến lễ hội Kanamara, chị em nào ế ẩm mà sờ vào linh vật thì số phận sẽ thay đổi.

IMG 5277 Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời

Cuộc diễu hành từ trung tâm thành phố đến ngôi đền thờ phụng các… biểu tượng sinh sản diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách. Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình dương vật được bày bán.

Cùng với Hounen, Kanamara Matsuri được xem là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất của Nhật Bản.

pict2672 Lễ hội “sinh thực khí” tại xứ sở Mặt Trời

L.L.T

 

 

 


Các tin cùng chuyên mục