“Kẻ Hủy Diệt” – Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ


Ban đầu chỉ là một bộ phim hạng B kinh phí thấp, thế nhưng “Kẻ Hủy Diệt” sau đó đã trở thành trường hợp đột phá vĩ đại của dòng phim khoa học viễn tưởng, vượt xa mọi dự đoán lạc quan nhất.

Trở lại với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi mà nhân loại còn hào hứng với thế giới tương lai tốt đẹp với hình ảnh lập thể hay ván trượt địa hình thì The Terminator lại vô cùng đen tối và đẫm máu.
Nội dung phim kể về một người máy được gọi là “Kẻ Hủy Diệt”(Arnold Schwarzenegger) du hành vượt thời gian từ năm 2029 trở lại năm 1984 để truy sát một cô hầu bàn (Linda Hamilton) – người sau này sẽ trở thành mẹ của nhà lãnh đạo John Connor rất có tầm ảnh hưởng trong thế giới tương lai. Khởi đầu thú vị này đã mở đường cho một thương hiệu điện ảnh kinh điển với tổng cộng năm phần phim ra mắt khán giả trong khoảng thời gian hơn ba thập kỷ. The Terminator cũng là bước đệm quan trọng đưa nam diễn viên Arnold Schwarzenegger và đạo diễn James Cameron tới đỉnh cao vinh quang.

Sự liên thủ của hai kẻ thất thời

Năm 1984, James Cameron tròn 30 tuổi. Vị đạo diễn trẻ này là cái tên hoàn toàn xa lạ với giới làm phim và khán giả thời điểm ấy. Thế rồi một cơn sốt trên đất Ý bỗng mang đến cho vị đạo diễn tài năng những ý tưởng đầu tiên về thế giới tương lai hoang tàn, đổ nát với những con robot hủy diệt tàn bạo. Ông kể: “Ý tưởng đến với tôi khi ở Rome. Tôi ngồi ngây ra trong khách sạn, người thì bị bệnh nên sốt đùng đùng. Thế là tôi cứ trôi nổi với những ý nghĩ linh tinh và rồi những hình ảnh kì lạ bắt đầu ùa tới”. Ông đã tiếp tục hoàn thiện kịch bản của The Terminator tại Mỹ, bên trong chiếc xe ông dùng để cư trú và với sự giúp đỡ của Gale Ann Hurd – một trong những bà vợ của Cameron sau này và cũng là nhà sản xuất The Walking Dead trong tương lai.
ab05020893161c671bea76277c8c89ce Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

Đạo diễn James Cameron đến 30 tuổi vẫn còn chưa có tác phẩm để đời

Trở lại thời điểm bấy giờ, Schwarzenegger chỉ được biết đến như một diễn viên xuất thân từ lực sĩ thể hình, với lối diễn xuất còn gượng gạo và đặc biệt là giọng nói rất… khó nghe – có lẽ đó là lý do vì sao vai người máy mang mã số T-800 của anh trong lần đầu xuất hiện lại “ít nói” đến vậy. Thế nhưng, giây phút đặt bút kí vào bản hợp đồng The Terminator với James Cameron chính là thời khắc quyết định sáng suốt nhất trong toàn bộ sự nghiệp của Schwarzenegger. Bộ phim đã đưa tên tuổi ông lên vị trí sao hạng A, vượt mặt cả bộ đôi diễn viên chính là Michael Biehn (vai Kyle Reese) và Linda Hamilton (vai Sarah Connor). Cùng với Sylvester Stallone, Arnold Schwarzenegger trở thành biểu tượng của dòng phim hành động Mỹ thập niên 80.
410cbc1223ba138e6e36c07949eb38be Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

Arnold trở thành “người hùng hành động” nhờ Terminator

Thế nhưng trước khi đạt được thành công to lớn đó, Cameron và đoàn làm phim đều phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Trong ba tháng ngắn ngủi với kinh phí “lèo tèo” hơn 6 triệu USD, có lúc họ phải lén lút quay một số ngoại cảnh do không đủ tiền mua giấy phép. Mọi thứ đều phải diễn ra theo tiêu chí “quay nhanh, biến nhanh”. Các diễn viên thì than phiền về sự khắt khe và quái đản của Cameron khi ông buộc họ phải đạt tới giới hạn của thể lực trong những cảnh hành động.
066f22d576be505be548206b608d64ab Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

Kẻ Hủy Diệt ra đời

Vì T-800 là một vai rất đặc biệt nên Cameron và Schwarzenegger đã thảo luận cùng nhau rất nhiều trước khi quay. Người máy đến từ tương lai sẽ hiện đại hơn những con robot kim loại thô sơ nên cử động của Schwarzenegger phải “nửa người nửa máy”, vừa mượt mà lại phải pha chút cứng nhắc. Đặc biệt là biểu cảm khuôn mặt không được phép thay đổi bất chấp mọi tình huống. Schwarzenegger nảy ra sáng kiến để cho nhân vật của mình lia mắt rồi xác định mục tiêu trước khi quay đầu theo hướng đó, tương tự cách hoạt động của camera giám sát. Với thân hình lực lưỡng cùng khuôn mặt bặm trợn, khoác áo da, đeo kính đen, cưỡi xe phân khối lớn và lăm lăm khẩu súng hạng nặng trên tay, Kẻ Hủy Diệt của Schwarzenegger thực sự đã trở thành một hình tượng kinh điển.
248be4bf837622e57944aecaa4a8a5a9 Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ
Thế giới tương lai trong The Terminator hoang vu và rùng rợn trái ngược hoàn toàn với những gì mà con người thập niên 80 hay tưởng tượng. Nó là nguồn cảm hứng hoàn hảo cho phong cách punk rock/cyberpunk sau này. Nhạc nền là âm thanh điện tử chát chúa pha lẫn tiếng trống dồn dập giống như nhịp bước chân của những con robot sát thủ.
599aafeaddac8efa1d6749d80cb032e4 Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

Kỹ xảo và kỹ thuật hóa trang cũng là thứ làm nên nhiều khoảnh khắc ấn tượng cho phim

Hẳn người xem sẽ khó mà quên được cảnh những con robot mình đồng da sắt, đạn bắn không thủng và có thể thay thế cánh tay bị rách dễ dàng. Một phân cảnh khá đáng sợ là khi T-800 lôi con mắt ra “chỉnh sửa” bằng mũi dao, hay “tái sinh” nhanh chóng sau khi bị thiêu trong lửa. Ngoài ra, những câu thoại kinh điển như “Ta sẽ trở lại”, “Đi với ta nếu mi muốn sống” hay “Ngươi đã bị tiêu diệt” vẫn được người hâm mộ nhắc đi nhắc lại cho tới ngày nay, chứng tỏ tầm ảnh hưởng của bộ phim tới văn hóa đại chúng.

 8903e4ddf2170d42b16eec6afc7f8e7c Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ
 eea264122e8ddd376b72d2ef61155d13 Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ
 f6dbebb891038f670b1a3ef727d1ce90 Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

Hồi sinh một thương hiệu

Mặc dù phần 4 “Terminator Salvation” năm 2009 thất bại nặng nề, các nhà sản xuất vẫn không ngừng đặt niềm tin vào sức sống mãnh liệt của “người máy hủy diệt”. Bằng chứng là bản quyền của The Terminator từng dấy lên một “cuộc chiến” giữa các hãng phim lớn, và chiến thắng cuối cùng đã thuộc về Paramount. Vào năm 2014, hãng chủ động mời Arnold Schwarzenegger trở lại màn ảnh cho phần 5, với tựa phim ban đầu là Terminator: Genesis. Hiện tại, phim đã được đổi tên thành Terminator: Genisys, đóng vai trò là phần tiếp theo đồng thời cũng là phần reboot cho loạt phim này.
6b970293d7e2cdeb4e4d444b03fee806 Kẻ Hủy Diệt   Bức tượng đài vững vàng ba thập kỉ

“Terminator: Genisys”

Nếu thử nhìn vào đánh giá của trang Rotten Tomatoes, thương hiệu phim The Terminator có giá trị cao thứ 6 sau Toy Story, The Lord of the Rings, Mad Max, Star Wars và thậm chí còn đứng trước Indiana Jones. Terminator 2: Judgement Day được đánh giá cao hơn phần 1 của loạt phim và giành được 6 đề cử Oscars, mang về 4 tượng vàng. Doanh thu của The Terminator trên toàn cầu là 78 triệu USD, vượt xa con số 6 triệu USD kinh phí ban đầu. Tổng cộng 4 phần The Terminator đã thu về cho nhà sản xuất con số khủng: 1 tỷ 400 triệu USD. Rất nhiều truyện tranh, game và đồ chơi đã được phát hành dựa trên ý tưởng của bộ phim.
Mùa hè 2015, “Terminator Genisys” rục rịch ra mắt khán giả. Ngoài sự trở lại rất đáng mong chờ của Schwarzenegger, dàn diễn viên trẻ của phim cũng khá triển vọng, nổi bật nhất có nữ minh tinh đang lên Emilia Clarke trong vai Sarah Connor. Với một chút thay đổi về nội dung khi biến Kẻ Hủy Diệt trở thành… bạn và cũng là người dạy cô bé Sarah cách chiến đấu từ khi còn nhỏ, các nhà làm phim hy vọng sẽ mang tới cái nhìn mới mẻ hơn cho khán giả về dòng phim lâu đời này.
Theo Trí thức trẻ/Lifestyle

Các tin cùng chuyên mục