Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 27/04/2022, tại “Diễn đàn Phát triển Xanh Trao quyền cho ICT xanh” thuộc khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu của Huawei 2022” (HAS 2022), Huawei công bố báo cáo Phát triển Xanh 2030 trước giới phân tích, chuyên gia, học giả và báo chí quốc tế đến tham dự.
Ông Kevin Zhang, Giám đốc Marketing Mảng Kinh doanh Cơ sở hạ tầng ICT của Huawei đã trình bày báo cáo chi tiết và phác thảo tổng quan cách ICT sẽ trao quyền cho phát triển xanh trong tương lai.
Phát triển Xanh 2030 là báo cáo mới nhất nằm trong loạt báo cáo Thế giới Thông minh 2030, trình bày tổng quan về tầm nhìn tương lai của Huawei, đồng thời mang đến kế hoạch tổng thể về xu hướng phát triển của ngành ICT và cách ICT có thể đóng góp hỗ trợ cho các ngành khác. Báo cáo được phát triển dựa trên những hiểu biết sâu sắc về ngành và những kinh nghiệm tốt nhất mà Huawei tích lũy được suốt nhiều năm, bổ sung thêm nhiều ý kiến đóng góp từ gần 100 chuyên gia đầu ngành và hơn 30 tổ chức thuộc bên thứ ba (nhà hoạch định chính sách, hiệp hội, nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp).
Báo cáo Phát triển Xanh 2030 tập trung vào cách thức số hóa và phi carbon hóa sẽ thúc đẩy phát triển xanh, cũng như các ứng dụng tiềm năng của ICT xanh vào các ngành công nghiệp trọng điểm đến năm 2030. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu ra 06 triển vọng nổi bật về phát triển xanh, cụ thể:
Năng lượng tái tạo sẽ chiếm xu hướng chủ đạo: Hơn 50% điện năng sẽ đến từ năng lượng tái tạo. Thị phần điện sẽ tăng lên 30% trong năng lượng tiêu thụ cuối trên toàn cầu. Công suất lắp đặt toàn cầu của các hệ thống lưu trữ năng lượng dự kiến tăng gấp 20 lần.
Công nghiệp phát triển theo hướng xanh: Cứ 10.000 công nhân sẽ làm việc với 390 robot.
Điện khí hóa toàn diện trong giao thông vận tải: Thế giới sẽ có 145 triệu phương tiện năng lượng mới và 100 triệu cọc sạc tư nhân.
Các tòa nhà sẽ tiến tới “net-zero carbon” trong tương lai: Tất cả các tòa nhà mới sẽ giảm mức phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2030, còn tất cả các tòa nhà cũ dự kiến sẽ không carbon vào năm 2050.
Hạ tầng số xanh trở thành yêu cầu cơ bản: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ tiết kiệm năng lượng hơn 100 lần vào năm 2030.
Sống ít carbon đang tạo ra sức hút lớn: Thị trường y tế từ xa toàn cầu dự kiến sẽ tăng hơn 10 lần. Giáo dục trực tuyến của Trung Quốc sẽ tăng 23 lần. Một tỷ người dùng sẽ tham gia vào các chuyến tham quan ảo.
Báo cáo cũng đưa ra 03 con đường chủ chốt mà các đổi mới ICT tương lai nên theo đuổi để trao quyền cho phát triển xanh: Cải thiện hiệu quả năng lượng của cơ sở hạ tầng số; Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện; và Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp xanh. 03 con đường này sẽ mang đến trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc cho các nỗ lực phát triển xanh trên toàn cầu.
Trong bài phát biểu, Giám đốc Marketing Kevin Zhang cho hay: “Số hóa và phi carbon hóa củng cố lẫn nhau và cùng thúc đẩy phát triển xanh. ICT sẽ là chìa khóa mở cả cánh cửa số hóa và phi carbon hóa này. Là tập đoàn dẫn đầu về đổi mới ICT, Huawei cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng ICT xanh, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong hàng loạt ngành công nghiệp. Đây là cách để chúng tôi thúc đẩy phát triển bền vững cho xã hội nói chung”.
Ông Aaron Jiang, Chủ tịch Dòng sản phẩm SingleRAN của Huawei cũng trình bày những kinh nghiệm của Huawei trong xây dựng mạng kết nối đạt hiệu suất tối ưu và hiệu quả năng lượng cao. Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Aaron Jiang tiết lộ: “Các giải pháp 5G xanh của Huawei đang sử dụng những công nghệ thông minh hàng đầu để cải thiện hiệu quả năng lượng của các trạm gốc 5G, cũng như giảm tiêu thụ năng lượng trên toàn bộ hệ thống mạng“.
Diễn đàn cũng thu hút lãnh đạo nhiều tổ chức và doanh nghiệp như Sáng kiến Phát triển Bền vững Toàn cầu (GeSI), China Mobile, State Grid Yancheng Power, BYD… đến tham dự. Các đại diện ngành còn chia sẻ nhiều về lộ trình và phương pháp tối ưu của mình để trao quyền cho phát triển xanh bằng công nghệ kỹ thuật số.
Ông Luis Neves, Giám đốc Điều hành GeSI cho biết: “ICT có khả năng giảm 20% lượng khí thải CO2e toàn cầu vào năm 2030, duy trì mức phát thải tương lai chỉ ở mức của năm 2015 và tách biệt tăng trưởng kinh tế ra khỏi tăng trưởng phát thải. Điều này có nghĩa, tác động của các giải pháp ICT mang lại sẽ cao hơn gấp gần 10 lần mức dự kiến vào năm 2030. Đánh giá về 08 lĩnh vực kinh tế – di động & hậu cần, sản xuất, thực phẩm, tòa nhà, năng lượng, việc làm & kinh doanh, sức khỏe, học tập – cũng cho thấy ICT có thể tạo ra hơn 11.000 tỷ USD lợi ích kinh tế mỗi năm vào 2030, tương đương với GDP Trung Quốc năm 2015. Hiện tại, tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số vẫn chưa được khai thác hết. Những tiềm năng đó chỉ có thể đạt được thông qua hành động liên kết chung. Đây là lý do tại sao GeSI kêu gọi các doanh nghiệp ngành ICT cùng nhau hợp tác thông qua phong trào Kỹ thuật số có Mục tiêu”.
Ông Li Zhongyan, Phó Tổng giám đốc Kế hoạch và Xây dựng của China Mobile cũng nói về kế hoạch hành động xanh “C2 + 3 Chương trình” mới nhất của tập đoàn, được cập nhật để đáp ứng các mục tiêu cao nhất về giảm phát thải carbon và trung hòa carbon. Kế hoạch hành động này bao gồm mô hình phát triển đổi mới 03 chương trình (tiết kiệm năng lượng, năng lượng sạch và hỗ trợ ngành) và 06 sáng kiến xanh (mạng lưới xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, chuỗi cung ứng xanh, văn phòng xanh, hỗ trợ xanh và văn hóa xanh). Ông Li Zhongyan giải thích rằng: “Ngành công nghiệp ICT là xương sống của nền kinh tế số. China Mobile sẽ đóng vai trò như một nhà khai thác ICT hàng đầu bằng cách làm việc với các học viện đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp ở cả thượng nguồn (upstream) lẫn hạ nguồn (downstream) để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn”.
China Mobile hiện có kế hoạch cắt giảm ít nhất 20% mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon trên mỗi đơn vị dịch vụ viễn thông, giảm hơn 40 tỷ kWh lượng điện sử dụng và cho phép các ngành công nghiệp khác cắt giảm hơn 1,6 tỷ tấn lượng khí thải vào cuối giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, góp phần vào mục tiêu “carbon kép” của Trung Quốc là giảm phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
Ông Wang Guoping, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cung cấp Điện lưới State Grid Yancheng Power bổ sung thêm: “Chúng tôi đang nỗ lực biến Công viên Đổi mới Năng lượng Thông minh và Carbon thấp Yancheng trở thành một khuôn viên thông minh, gần như không có carbon bằng cách xây dựng trên nhiều nguồn năng lượng mới. Trong khuôn khổ đổi mới chung của State Grid Yancheng Power với Huawei, chúng tôi đã sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển các ứng dụng trên 04 lĩnh vực – tích hợp đa năng lượng, quản lý thông minh không carbon, hoạt động hiệu quả và các dịch vụ mới – nhằm tăng tỷ trọng nguồn năng lượng mới trong hỗn hợp năng lượng đang sử dụng. Chúng tôi cũng tự hào mang dự án này tham gia vào Khuôn viên Biểu diễn Năng lượng và Công nghiệp Internet, Sáng kiến cơ sở về Thực hành Tích hợp Năng lượng – Công nghiệp, qua đó đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải carbon cao nhất và trung hòa carbon của Trung Quốc”.
Ông Luo Xiaoping, Trưởng bộ phận An ninh ICT tại Trung tâm Thông tin của BYD giải thích về cách họ ứng dụng mạng cáp quang xanh vào sản xuất thông minh và các hoạt động carbon thấp khác. Ông cho hay: “Thị trường phương tiện năng lượng mới đang phát triển nhanh chóng. Là công ty hàng đầu thị trường, chúng tôi rất hào hứng ứng dụng dụng công nghệ cáp quang xanh và tiện lợi của Huawei vào xây dựng showcase trưng bày tại chi nhánh Thường Châu. Giải pháp mạng cáp quang này hỗ trợ kiến trúc đơn giản, độ tin cậy cao và siêu linh hoạt, truyền tải hiệu suất cao trên cả mạng sản xuất lẫn mạng văn phòng của chúng tôi, góp phần gia tăng năng lực sản xuất ngày càng lớn”.
Sau bài phát biểu của các đối tác, Giám đốc Marketing Kevin Zhang nhắc lại một lần nữa cam kết của Huawei trong việc hợp tác sâu rộng và ứng dụng mạnh mẽ ICT xanh để trao quyền cho phát triển xanh. Ông nhấn mạnh, Huawei sẽ làm việc để cung cấp các sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao hơn và tiêu thụ năng lượng thấp hơn, sử dụng bit để quản lý watt và xóa mờ dấu chân carbon, thúc đẩy xu hướng phát triển xanh trên toàn thế giới.
T.D/Lifestyle