Sau gần 60 tập phim, Thiên Thịnh Trường Ca hấp dẫn người xem bởi các tình tiết gây cấn phức tạp, khó hiểu và đa nghĩa. Chính sáu chữ này đã khiến người xem không thể dừng theo dõi từng tập phim.
Nhiều khán giả khi xem phim đã đặt câu hỏi rằng: “Bộ phim này rốt cuộc quyền đấu hay là phản quyền đấu”? Quyền đấu, quyền vì lợi, mưu vì trí, nói một cách dễ hiểu, chính là dùng mưu trí để chiếm quyền lực. Mà đối với nam chính Ninh Dịch mà nói, y ở trong triều sớm nắng chiều mưa, rốt cuộc có phải vì quyền lực hay không? Chuyện này, phải bắt đầu từ chuyện sùng bái Pháp gia, lấy pháp trị quốc mà nói. Hàn Phi Tử, kẻ sáng tác tập “Hàn Phi Tử” được coi như Đế vương thuật, nội dung phần lớn bao hàm về quyền mưu. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, nó cũng có vài điểm sau:
Thứ nhất, Hàn Phi Tử viết để Đế vương xem, cho nên, trong sách không có, cũng không cần thiết phải đề cập đến quá trình chiếm lấy quyền lực. Quá trình này đối với người thường mà nói, chính là tinh thông thuật hầu vua. Còn đối với kẻ thừa kế, chính là thuật đoạt đích. Thứ hai, Pháp gia rất tốt, thưởng phạt nghiêm khắc, giống như Nho gia chung một phương pháp: Sau khi khẳng định ranh giới đạo đức sẽ có việc nên làm, có việc không nên, nhưng không phải không từ thủ đoạn. Thứ ba, bất luận là Hàn Phi Tử hay Thương Ưởng cũng đều bị cho rằng có tư tưởng khắc nghiệt, hẹp hòi. Bọn họ theo đuổi chế độ cứng rắn, không phải cân bằng quyền lực. Từ ba điều trên, có thể thấy thứ Pháp gia theo đuổi là trật tự xã hội, không phải là quyền lực tối thượng. Cho nên, lý tưởng của Sở Vương Ninh Dịch là một xã hội mà tại đó “trừng phạt không kể quân thần, ban thưởng không bỏ sót dân thường”. Lý tưởng của y chẳng hề là thành công đoạt đích, hướng tới đỉnh cao quyền lực. Thứ y truy cầu đã biểu đạt trong suốt chiều dài phim: nhất định phải “diệt cỏ tận gốc”; tự đề cử mình vào Ngự sử đài; mâu thuẫn với Tân Tử Nghiên; vì cứu mẫu phi tự giáng mình làm thứ dân; giao Nguyệt Linh cho tam ty hội thẩm… Xem lần hai, lần ba, càng phát hiện hoàn toàn không có hành vi lệch khỏi tư tưởng của y.
Tuy nhiên, xem cảnh y bình định thái tử mưu phản lại có câu của Cố Diễn, một câu nói đậm chất học thuyết thống trị của Nho gia: “Kẻ có được lòng người sẽ có được thiên hạ”, chẳng khác nào chiếu cáo đoạt đích chi tâm. Lúc đấy, Ninh Dịch lòng tràn đầy phẫn nộ cùng cừu hận, xen lẫn ủy khuất, vì báo thù, vì quét sạch Thường thị. Cho nên mới có một đoạn bị cắt “Công đạo? Bản vương chính là công đạo!”. Đối với những khán giả yêu thích Hoàng Quyền, Ninh Dịch là một vai diễn thể hiện rõ năng lực của Trần Khôn. Tại đây, anh vào vai Lục hoàng tử đương triều Thiên Thịnh được phong Sở Vương. Từ nhỏ, nam chính đã sớm dấn thân vào cuộc chiến tranh giành quyền lực, hại người không ghê tay, đấu đá triền miên. Ngoại cảnh đã tôi rèn cho anh thành con người trí tuệ, tài năng hơn người, song vẫn kiên nhẫn, cẩn trọng. Dù sở hữu vẻ ngoài phong lưu, đa tình, Ninh Dịch vẫn luôn lưu luyến trong lòng chuyện cũ.
Tiểu thuyết “Hoàng Quyền” thuộc thể loại giả tưởng, tác giả tạo nên Thiên Thịnh hoàng triều, Đại Thành hoàng triều, Hô Trác thảo nguyên 12 bộ, Đại Việt, Tây Lương… đều không có trong lịch sử. Dự án phim có sự góp mặt của nam diễn viên thực lực Trần Khôn và nữ diễn viên trẻ sáng giá Nghê Ni. Nàng công chúa tiền triều lấy tên là Ngụy Tri, Quốc sĩ vô song của triều đình Thiên Thịnh, nàng nổi danh khắp thiên hạ nhờ tài trí hơn người. Cũng vì lẽ đó, phim trở thành bộ phim không sắc – nữ chính xuống sắc so với hình ảnh thường thấy, không hương – không có nhiều tình tiết làm khán giả phấn khích, thích thú như Diên Hi Công Lược. Trái lại, tác phẩm được giới mộ điệu đánh giá là chuẩn mực của dòng phim thâm cung mười mấy năm về trước, rất trọng yếu tố cung đấu với tầng tầng, lớp lớp câu chuyện. Bên cạnh đó, khi trận chiến thâm cung ngày một hấp dẫn, gay cấn. Bộ phim của Nghê Ni và Trần Khôn đã ngày càng được đón nhận mạnh mẽ hơn.
Ninh Dịch và Tân Tử Nghiên vì Tri Vi mà tranh chấp, Ninh Dịch nói một câu “Nếu có ngày ta cũng coi ngươi là quân cờ vứt bỏ, ngươi sẽ thế nào”. Tân Tử Nghiên đáp, “Thần nguyện ý”, dừng lại một chút, hắn nói tiếp, “Nhưng chuyện tha thứ hay bố thí, chớ có nói vội”. Trong suốt quãng thời gian dài đi cùng ác long và quyền mưu vướng víu, Tân Tử Nghiên một mực ôm tín niệm “kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết” và lời hứa với Ninh Kiều. Cuối cùng, Tân Tử Nghiên tự đề nghị đền tội, trợ giúp Ninh Dịch chiêu cáo thiên hạ, quyết tâm thành lập xã hội pháp luật mà ở đó “trừng phạt không kể quân thần, ban thưởng không bỏ sót dân thường”. Cho nên, nói Thiên Thịnh Trường Ca là một bộ quyền đấu phản quyền mưu, cũng không hề sai.
Đón xem những tập cuối của bộ phim được phát sóng lúc 22h hàng ngày từ ngày 10/4/2025 trên THVL1.
LC/Lifestyle