NSND – TS Bạch Tuyết: Giận chồng nhưng tôi vẫn nấu cơm


Góp mặt trong chương trình Bốn mùa yêu thương, mới đây NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết chia sẻ từng bỏ trốn khi phát hiện bố mẹ cãi nhau. Đồng thời, bà cũng tâm sự chuyện cãi vã của vợ chồng là vấn đề không thể tránh khỏi và vẫn sẽ nấu cơm cho chồng nếu “cơm không lành canh không ngọt”.

Cãi vã trong gia đình là điều không thể tránh khỏi và cãi vã nhưng không sứt mẻ tình cảm vợ chồng là cả nghệ thuật. Làm thế nào để “Tranh cãi khôn ngoan trong gia đình” cũng chính là nội dung được NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết chia sẻ trong chương trình Bốn mùa yêu thương, phát sóng trên VTV2 vừa qua.

nsnd bạch tuyết lifestyle 2 NSND   TS Bạch Tuyết: Giận chồng nhưng tôi vẫn nấu cơm

Qua cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, “Cải lương chi bảo”  với dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống chia sẻ: “Cái gì mà có đôi, như mắt, mũi, miệng thì đều không hoàn hảo, đến thượng đế cũng không hoàn hảo được, huống chi các cặp đôi yêu nhau như tụi mình. Trời đất cũng xung đột, con người không có xung đột là bất thường.” Đúng vậy, vợ chồng cãi nhau là điều không thể tránh khỏi khi về sống chung một nhà, có tranh cãi thì gia đình mới khắng khít nhau hơn. Nhưng trong một cuộc tranh cãi, nếu hai người cùng có cái tôi quá lớn, không ai chịu nhường ai thì khó có thể hạnh phúc. Không phải chuyện gì cũng có thể đem lên bàn cân mà đong đếm được, cuộc sống gia đình sẽ trở nên phúc tạp, căng thẳng hơn nếu sự tranh cãi giữa vợ và chồng không có điểm dừng.

Khi thấu hiểu thế giới này có âm thì có dương, vợ chồng không tránh khỏi xung đột, NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết đưa thêm giải pháp cho các cặp vợ chồng: Nếu chúng ta nhận ra sự khác biệt lẫn nhau thì chúng ta học cách thích nghi. Lúc hai người đang ầm ầm, phải có một người biết kiềm chế, bởi nếu hai người cùng ầm ầm thì dĩ nhiên sẽ đổ vỡ. Nếu người vợ không được bình tĩnh thì người chồng phải bình tĩnh.”

nsnd bạch tuyết lifestyle 1 NSND   TS Bạch Tuyết: Giận chồng nhưng tôi vẫn nấu cơm

Không phải ai cũng biết cách ứng xử khôn khéo để giải hòa được, minh chứng là nhiều cặp đôi đã tan vỡ khi gặp những xung đột và lý do chính là một trong hai người không ai chịu nhún nhường, không ai chấp nhận sự tha thứ và chịu đựng. Trong câu chuyện vợ chồng khi hai người cùng căng thẳng và không thể giải hòa thì nó sẽ giống như  một quả bom sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào khi có hiệu lệnh.

Nhưng ngược lại, cuộc sống vợ chồng quá yên lặng, không có cãi vã cũng không phải điều tốt, hoặc chúng ta cố gắng kiềm nén sự bức xúc cũng không phải giải pháp hay. Bà nói: “Nếu không có sự bùng nổ sẽ không có sự phát triển và sự thích nghi mới để mình tự đổi mới mình và tự đổi mới thế giới mình sống. Chúng ta nên tự quan sát, khi nào cảm thấy nóng giận thì không nên gặp người khác, tới khi nào bình thường thì chúng ta mới gặp mọi người. Nhưng nếu phải cãi nhau thì cứ cãi, tuy nhiên phải luôn nhắc mình một việc rằng sau đó mình có từ bỏ nhau được không? Nếu không bỏ được phải tự khắc biết cãi nhau ở mức độ vừa phải thôi.”

Trao đổi về câu chuyện cãi nhau là tốt, nhưng cãi như thế nào cho khôn ngoan, NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết chân thành khuyên: “Con người sinh ra không phải để nói nặng người khác, nếu mình cứ ầm ầm nói nặng người ta thì mình là người đau đớn trước. Chị quan niệm như thế này, cái chuyện giận nó không ra tiền, mà còn tốn tiền đi bệnh viện.Trước khi quyết định tha thứ cho người khác mình nên tha thứ cho bản thân trước. Nếu không biết tha thức cho bản thân sẽ không thể tha thứ cho người khác.”

Và dường như chúng ta đang quên đi khi xảy ra những xung đột trong gia đình, những người yêu thương mình là những người dễ bị tổn thương nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao cuộc sống vợ chồng khó hàn gắn hơn, trong một cuộc tranh cãi thì ai cũng là người muốn dành phần thắng. Cây đại thụ của nền cải lương tâm sự: “Sự cách biệt vợ chồng dẫn đến chia rẽ thật ra là do cả hai đều tự ái. Chị cứ luôn luôn tự hỏi tự ái là gì? Cho nên, nếu mình cảm nhận rõ ràng sự cãi vã là không tránh khỏi và làm tổn thương người mình yêu thương cũng không ích lợi gì thì khi có việc gì đó, mình nên lặng lẽ đi khỏi nhà. Nhưng đừng im lặng, đi rồi mình nhắn lại một tin cho chồng rằng mình rất bực tức nhưng do thương chồng nên không muốn gây gỗ, sau khi nguôi giận sẽ nói chuyện sau”. Khi ngọn lửa đang cháy thì đừng để nó bùng lên, vì có thể sẽ không dập tắt được ngọn lửa đó, một trong hai người hãy chịu nhường nhịn. Bà kể, trong cuộc sống vợ chồng mỗi khi cãi nhau bà là người chịu nhún nhường và giải hòa đầu tiên. Khi được MC Nguyên Khang hỏi tại sao thì bà không ngại ngần nói: “Vì bản tính của chị là như vậy à”.

nsnd bạch tuyết lifestyle 2 NSND   TS Bạch Tuyết: Giận chồng nhưng tôi vẫn nấu cơm

Những cuộc cãi vã mạt sát lẫn nhau không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng mà còn trực tiếp khiến con cái vô tình chứng kiến gặp những điều không tốt. NSND – Tiến sĩ Bạch Tuyết tâm tình: “Một lần bố mẹ cãi nhau chị thấy sợ và đã có những phản xạ tự động là chạy đi trốn, lúc đó tôi cảm thấy rất buồn”. Đúng vậy, không một cuộc cãi vã nào khiến chúng ta cảm thấy vui cả. Cách giải quyết tốt nhất trong chuyện tranh cãi giữa vợ và chồng là một trong hai người hãy im lặng, để tắt đi ngọn lửa đang cháy, để tìm lại sự bình yên và tạo dựng hạnh phúc. “Vợ chồng giận không phải kẻ thù. Đây là hai người tốt có việc không thoải mái với nhau. Khi bạn sống với nhau và cảm thấy vợ hoặc chồng của mình là người xấu thì cách tốt nhất là chào tạm biệt đi.”

Cuộc sống gia đình không thể tránh được sự xung đột, xung đột được ví như một thứ gia vị trong cuộc sống gia đình và chúng ta chính là những người đầu bếp làm thế nào để những gia vị đó không át đi những gia vị khác trong món ăn, thì điều đó phải cần sự khéo léo đến từ người vợ và người chồng, gia vị thì cần nhưng phải biết kiểm soát.

LC/Lifestyle

 


Các tin cùng chuyên mục