Những đợt tăng giá ‘điên loạn’ của vàng: Đầu cơ lãi 12 triệu mỗi lượng sau 2 tháng


Thị trường vàng trong nước đã chứng kiến một tháng tăng giá “điên loạn”, lên tới hơn 74 triệu đồng/lượng. Trong hơn 10 năm qua, giá vàng nhiều lần tăng sốc, liên tiếp xô đổ các kỷ lục.

nhung dot tang gia dien loan cua vang dau co lai 12 trieu luong sau 2 thang Những đợt tăng giá ‘điên loạn’ của vàng: Đầu cơ lãi 12 triệu mỗi lượng sau 2 tháng

Ảnh minh họa.

Ngày 29/11, giá vàng trong nước bất ngờ lập đỉnh, chạm ngưỡng 74,5 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã, lên mức gần 63 triệu đồng/lượng. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục của vàng nhẫn trong một vài năm trở lại đây.

Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng miếng SJC đã tăng hơn 7 triệu đồng/lượng, từ 67,4 triệu vào ngày 15/1/2023 lên 74,5 triệu đồng/lượng vào sáng 29/11.

Đây không phải là lần đầu tiên thị trường vàng trong nước trải qua lần sốt giá như vậy. Trong hơn 10 năm qua, thị trường vàng trong nước đã chứng kiến nhiều biến động, liên tiếp xô đổ những kỷ lục về giá trước đó.

nhung dot tang gia dien loan cua vang dau co lai 12 trieu luong sau 2 thang 1 Những đợt tăng giá ‘điên loạn’ của vàng: Đầu cơ lãi 12 triệu mỗi lượng sau 2 tháng

Biến động giá vàng trong năm 2023 (Ảnh: VTC Online).

Vào năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng hơn 24% so với cuối năm trước. Thời điểm đó, giá vàng trong nước tăng điên loạn, từ ngưỡng 33 – 34 triệu đồng/lượng trong đầu năm tăng lên mức đỉnh 39,8 triệu đồng/lượng.

Đến năm 2019, thị trường vàng thế giới biến động với xu hướng tăng mạnh với mức cao nhất 1.552,42 USD/ounce. Giá vàng thế giới tăng nóng do những bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó phải kể đến các cuộc chiến thương mại và sự mất giá của đồng USD. Tính chung cả năm 2019, giá vàng thế giới đã tăng 18,33% so với năm trước đó.

Giá vàng trong nước năm 2019 chịu tác động trực tiếp từ diễn biến giá vàng trên thế giới. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 43,05 – 42,68 triệu đồng/lượng, cao hơn 16% so với năm trước.

Sang đến năm 2020, đà tăng của giá vàng tiếp tục được duy trì trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng sâu sắc hơn và dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Trong nửa đầu tháng 7/2020, giá vàng thế giới vượt qua mức 1.800 USD/ounce lần đầu tiên kể từ năm 2011.

Giá vàng trong nước cũng trải qua năm 2020 đầy biến động với tổng mức tăng khoảng 13,5 triệu đồng/lượng. Đặc biệt là vào đầu tháng 8/2020, giá vàng liên tục xác lập mức đỉnh mới, có ngày tăng tới vài triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, ngày 7/8, giá vàng SJC tăng mạnh lên 62,4 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong lịch sử.

nhung dot tang gia dien loan cua vang dau co lai 12 trieu luong sau 2 thang 2 Những đợt tăng giá ‘điên loạn’ của vàng: Đầu cơ lãi 12 triệu mỗi lượng sau 2 tháng

Giá vàng trong nước liên tục thiết lập các kỷ lục mới.

Đến năm 2023, giá vàng thế giới được hỗ trợ từ môi trường lạm phát nóng lên trên toàn cầu và căng thẳng địa chính trị. Giá vàng thế giới tăng bùng nổ, từ ngưỡng 1.800 USD/ounce vào đầu năm lên 2.050 USD/ounce vào đầu tháng 3 và đe doạ phá vỡ kỷ lục mọi thời đại 2.060 USD/ounce từng được thiết lập vào tháng 8/2020.

Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC khởi động năm 2022 ở mức 61,7 triệu đồng/lượng cho chiều bán ra và tăng vọt lên 74 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 3, đồng nghĩa với việc giá vàng tăng 12,3 triệu đồng/lượng, tương đương tăng gần 20% chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Kết thúc năm 2022, giá vàng SJC dao động quanh ngưỡng 67 triệu đồng/lượng, tăng gần 9% so với đầu năm và cao hơn trên 15 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi.

Có thể thấy rằng giá vàng trong nước và thế giới luôn biến động mỗi khi có bất ổn về địa chính trị hoặc kinh tế. Vàng hoạt động giống như một kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ khó khăn. Khi các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán, đồng USD, trái phiếu,… đi xuống cũng thường là lúc giá vàng lên ngôi.

Quay trở lại với năm 2023, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong tháng cuối cùng của năm. Giá vàng thế giới đang được hỗ trợ mạnh bởi nhiều yếu tố, trong đó có việc Fed phát đi tín hiệu ngừng tăng lãi suất; xung đột Nga – Ukraine và xung đột Israel – Hamas kéo dài cùng nhu cầu về vàng tăng mạnh, đặc biệt là của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Khánh Tú / Vietnamfinance


Các tin cùng chuyên mục