Không phải Hy Lạp, Trung Quốc là nỗi lo lớn nhất của châu Á


Nếu công xưởng của thế giới bị một cú huých mạnh thì đó là một thảm họa tức thời. Ít nhất, nó sẽ giết chết nền kinh tế mới phục hưng Nhật Bản, đẩy Úc vào tình trạng suy thoái trong suốt 1/3 thế kỷ, làm chấn động Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ, tàn phá nền kinh tế các quốc gia xuất khẩu hàng hóa ở khắp mọi nơi.

Khủng hoảng tài chính Hy Lạp đã chấn động toàn thế giới, tuy nhiên đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, mối đe dọa lớn nhất ở ngay gần nhà.

Hôm 6/7, toàn châu Á thức dậy với kết quả phiếu “Không” trong cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp. Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên vỡ nợ trước IMF, IMF xác nhận chuyện Hy Lạp đã “gia nhập” vào “câu lạc bộ” các nước vỡ nợ với Cuba, Zambia và một số nước khác sau khi thất bại trả nợ 1,5 tỷ euro cho IMF.

Hy Lạp và chủ nợ đã thất bại trong đàm phán cải cách kinh tế, thứ mà sẽ đem đến cho Hy Lạp 7,2 tỷ euro – phần cuối cùng trong tổng số 240 tỷ mà Ủy ban châu Âu cùng với ngân hàng ECB và IMF cung cấp cho Hy Lạp.

Hiện thực Hy Lạp vỡ nợ và khả năng lớn sẽ rời khỏi eurozone đã làm rung động thị trường tài chính toàn cầu. Ở châu Á, thị trường chứng khoán cũng giảm điểm mạnh. Australia chào buổi sáng với kết của cuộc trưng cầu dân ý và đồng thời chứng kiến 22 tỷ USD bị xóa sổ chỉ trong 20 phút.

“Hy Lạp – một sự kiện thứ yếu”

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đã bình phục trở lại trong phiên giao dịch đầu tiên sáng 6/7 ngay sau khi chính quyền nước này áp dụng chính sách đặc biệt nhằm cứu vớt thị trường mà các nhà phân tích miêu tả như một “cái chợ bán tháo”.

Những tin tức liên quan đến Trung Quốc gần đây đều nhuộm một màu ảm đạm. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tại Trung Quốc đạt trên 50 điểm trong tháng 6, tuy nhiên số lượng đơn hàng xuất khẩu và đơn hàng nội địa giảm trong khi điều kiện sản xuất của Trung Quốc ngày càng tồi tệ.

Liu Li-Gang và Zhou Hao, 2 nhà kinh tế thuộc ANZ Research cho rằng: “ Cần phải chính đốn ngành sản xuất èo uột này. Sau đợt cắt giảm vừa qua, lãi suất cho vay trong một năm đã giảm xuống còn 4,85%, mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua. Rõ ràng là chính sách tiền tệ đã được điều chỉnh để phù hợp hơn. Cùng với nó, đã đến lúc chính sách tài khóa “ngồi vào ghế lái “để khôi phục niềm tin của thị trường vào triển vọng kinh tế”.

Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang lo lắng về nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới hơn là Hy Lạp-một quốc gia 11 triệu dân, chiếm 2% GDP châu Âu và xếp sau Australia.

Theo các nhà phân tích đến từ Bank of America, hệ số P/E giao dịch trung bình hiện ở mức 73 lần, cao hớn mức đỉnh điểm thời kỳ 10/2007.

Theo Bloomberg News, sự gia tăng lượng cho vay ký quỹ đã làm trầm trọng thêm rủi ro vỡ bong bóng thị trường, cả lợi nhuận và lỗ đều bị khuếch trương.

“Khi thị trường khởi sắc, tôi có thể kiếm đủ tiền để mua 1 chiếc Audi chỉ trong vài tuần. Nhưng khi thị trường đi xuống, một nửa chiếc Audi cũng có thể ra đi chỉ trong vài phút”, Zhang Minmin-một người chơi cổ phiếu tại Trung Quốc, nói.

Nhà môi giới đã nới 339 tỷ USD margin cho các nhà đầu tư, gấp đôi số tiền vào đầu năm 2015, với 1,7 tỷ nhân dân tệ từ nguồn ngoài theo Bloomberg. Kiểu đầu tư như vậy sẽ làm TTCK ngày càng thảm hại.

Thế giới cần có một vài năm để suy ngẫm về sự ra đi của Hy Lạp. Nhưng nếu công xưởng của thế giới, quốc gia xuất khẩu lớn nhất đột nhiên bị một cú huých mạnh thì đó là một thảm họa tức thời. Các nền kinh tế từ gần đến xa sẽ bị tàn phá nặng nề.

Ít nhất, nó sẽ giết chết nền kinh tế mới phục hưng Nhật Bản, đẩy Úc vào tình trạng suy thoái trong suốt 1/3 thế kỷ, làm chấn động Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ, tàn phá nền kinh tế các quốc gia xuất khẩu hàng hóa ở khắp mọi nơi.

Được hỏi về mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư Úc hiện nay, nhà quản trị vốn Paul Moore đặt Trung Quốc lên trước Hy Lạp. “Hãy nhìn lại nền kinh tế Hy Lạp, nó chỉ là một hạt cát nhưng Trung Quốc thì không”.

Thậm chí một đường danh giới bạc đang tồn tại ngăn cách thị trường tài chính châu Á-Thái Bình Dương và khủng hoảng Hy Lạp. Theo tờ Courier Mail, hơn 1,1 tỷ AUSD (826 triệu USD) đã bị chuyển từ Hy Lạp sang Australia kể từ năm 2010, với mức giá trị đầu tư tăng 75% kể từ cuối năm 2012.

Báo cáo cho thấy hơn 10,000 người Hy Lạp đã di cư hoặc trở về Australia kể từ khủng hoảng 2010. Melbourne có cộng đồng người Hy Lạp lớn nhất ngoài lãnh thổ Hy Lạp.

Theo như nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu Bill Gross, khủng hoảng Hy Lạp hay là Trung Quốc đều có thể kích hoạt một cơ chế bán tháo trái phiếu toàn cầu. Các nhà đầu tư được ví như con dê qua cầu. Tất cả không thể đi qua một cây cầu hẹp cùng một lúc.

Rủi ro xuất phát từ Hy Lạp hay Trung Quốc? Đối với châu Á- Thái Bình Dương, hiểm họa tài chính rõ ràng đang nằm xa bờ biển châu Âu.

Theo Trí thức trẻ/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục