Giấc mơ đầu năm mới quan trọng như thế nào với người Nhật?


Hằng năm Đông tàn là lúc mỗi người suy ngẫm về những giấc mơ dang dở, và khi tia nắng Xuân đầu tiên xuất hiện là thời điểm bạn quyết định buông bỏ hay quyết tâm theo đuổi giấc mộng của mình trong năm tiếp theo. “Nhiều người ôm giấc mơ giàu sang. Vài người ôm giấc mơ bình yên…” Bạn ước mơ điều gì trong năm mới?

5 “điềm triệu” trong năm mới của người Nhật

 Giấc mơ đầu năm mới quan trọng như thế nào với người Nhật?

Hatsuyume – Tranh khắc gỗ của Isoda Koryūsai (1735–1790) trưng bày tại National Museum of Asian Art.

Trong phong tục của Nhật Bản, có 5 điều đầu tiên được xem trọng trong năm mới: giấc mơ đầu tiên (hatsuyume), ngôi đền viếng thăm đầu tiên (hatsumōde), khai bút đầu Xuân (kakizome), thanh tẩy nhà cửa (hakizome) và thanh lọc thân tâm (hatsuburo). Trong đó, giấc mơ và viếng đền thờ là “thiên thời”, thanh tẩy nhà ở là “địa lợi”, hoạt động viết chữ và thanh tẩy thân thể tượng trưng cho “nhân hòa”, những yếu tố sẽ báo hiệu một năm mới may mắn, thịnh vượng. Người Nhật thường in bức tranh chiếc bảo thuyền Takarabune chở 7 vị Phúc thần Shichi Fukujin đặt dưới gối để có được giấc mơ tốt lành và viếng đền thờ Phúc Thần Shichi Fukujin vào ngày đầu năm mới để vọng nguyện một năm an hòa. Chính vì vậy các món quà chúc Tết hay phong bao lì xì của người Nhật thường gắn liền với các vị Phúc Thần. 

menard 1 Giấc mơ đầu năm mới quan trọng như thế nào với người Nhật?

“7 Phúc Thần đang làm bánh gạo nếp mừng năm mới” – Tranh khắc gỗ của Kunichika Toyohara (1835-1900)

Khi tinh hoa Nhật được lan toả đến các nước 

Ngày nay, các thương hiệu Nhật Bản khi đến nước khác đều sẽ nỗ lực lan tỏa tinh thần và văn hóa nước mình, không chỉ trong tôn chỉ kinh doanh hay cách đối nhân xử thế mà còn khéo léo truyền tải thông qua từng chi tiết nhỏ, ví như như những bữa tiệc tri ân hay món quà mừng năm mới. Menard – Thương hiệu mỹ phẩm và spa cao cấp đến từ Nhật Bản đã để lại dấu ấn trong lòng người Việt không bằng những điều kỳ vĩ mà bởi những chi tiết tinh tế “chỉ có thể là Nhật Bản”. Việc không nhận tiền tip tại Spa Menard là một phần của văn hóa Omotenashi – phục vụ khách hàng bằng cả trái tim. Trong Đại nhạc hội Son III: Hương, toàn bộ nhân viên Menard Việt Nam đã xếp thành 2 dãy 4 hàng gập người cúi đầu đúng kiểu chào Saikeirei đến từng vị khách ra về để thay lời cảm ơn trang trọng nhất. 

Và món quà Tết của Menard Việt Nam năm 2021 cũng là sản phẩm kết tinh từ văn hóa Việt – Nhật theo một cách ẩn ý, khiêm nhường, gửi gắm trọn tâm ý của người trao và thấu đạt trọn ước nguyện của người nhận.

Món quà Tết chứa đựng giấc mơ

Sau một năm 2020 đầy những biến động, điều đa số người Việt mong ước có lẽ là sự nghiệp tái thiết và gia đạo bình yên. Hiểu được nguyện ước ấy, Menard Việt Nam đã tạo nên hộp quà Phúc Thần chứa đựng 3 yếu tố:  Hình tượng các vị Phúc thần Shichi Fukujin đáp xuống trần gian ban phúc lành đại diện cho “Thiên”, cho thời vận, may mắn và niềm hi vọng. Các vị mứt từ hoa và trái cây Việt Nam như gừng Lạng Sơn, quất Hà Nội, nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen Huế, hoa lạc thần Đà Lạt, bưởi Năm Roi Vĩnh Long, dừa Bến Tre đại diện cho “Địa”, cho mưa thuận gió hoà, cho Đất mẹ vĩ đại và chở che. Tinh thần Samurai với Nhân – Chân – Lễ – Nghĩa – Dũng – Trung – Tín bên trong các vị mứt chính là “Nhân”, là những phẩm chất mà mỗi người đều sở hữu, có thể bị lãng quên nhưng chưa hề đánh mất.

menard 2 Giấc mơ đầu năm mới quan trọng như thế nào với người Nhật? 

Hộp quà Phúc thần đại diện cho “giấc mơ đầu tiên” của năm mới thương hiệu Menard Việt Nam gửi đến khách hàng và đối tác – những tri kỷ của mình. Với hy vọng nó sẽ trở thành “điềm triệu” dự đoán một năm mới Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà ở phương diện công danh – sự nghiệp. Đồng thời mỗi vị mứt lại chứa đựng lời chúc Trường thọ, Chân thành, An vui, Phẩm hạnh, May mắn, Hạnh phúc, Trí tuệ trao gửi đến từng người. Nhận hộp quà Phúc thần, nếm vị mứt phúc lành, mơ giấc mơ đầu tiên của năm và sẻ chia cho nhau những lời chúc tốt lành, yêu thương, còn một khởi đầu nào viên mãn hơn thế? Giống như niềm hạnh phúc lặng lẽ mà sâu sắc trong bài thơ Haiku về giấc mơ đầu tiên của năm:

“Giữ riêng mình

giấc mơ xuân

lặng cười đã đủ

đâu cần kể ai!”

–  Sho-u

Khi đó, mỗi người sẽ có thể nhìn lại một năm đã qua với lòng biết ơn và đón đợi một năm sắp đến với hy vọng và quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình. 

LC/Lifestyle

 


Các tin cùng chuyên mục