“Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và… Em” của tác giả Anh Khang – Một hiện tượng của ngành xuất bản


Sau khi ước lượng đơn hàng đặt trước vượt trội từ nhiều nhà sách, đơn vị phân phối cũng như nhìn thấy sự đón đợi háo hức của đông đảo bạn trẻ, Công ty Văn hoá Phương Nam đã khẩn trương đưa vào sản xuất và cho ra mắt tác phẩm này vào đầu tháng 5/2015 với đợt in đầu tiên lên đến 50.000 bản sách.

Số lượng phát hành kỷ lục: 50.000 bản in với lần xuất bản đầu tiên

Chỉ trong vòng chưa tới 3 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2015), với hơn 180.000 bản của 3 cuốn Ngày trôi về phía cũ, Đường hai ngả người thương thành lạ, Buồn làm sao buông, cái tên Anh Khang tạo nên một hiện tượng xuất bản và một giấc mơ của những người làm sách. Thế nên với tác phẩm thứ tư mang tên Đi đâu cũng nhớ về Sài Gòn và… Em của Anh Khang, nhiều độc giả đã chờ trông ngay từ khi chỉ còn là bản thảo. Sau khi ước lượng đơn hàng đặt trước vượt trội từ nhiều nhà sách, đơn vị phân phối cũng như nhìn thấy sự đón đợi háo hức của đông đảo bạn trẻ, Công ty Văn hoá Phương Nam đã khẩn trương đưa vào sản xuất và cho ra mắt tác phẩm này vào đầu tháng 5/2015 với đợt in đầu tiên lên đến 50.000 bản sách.

Ao bia   Di dau cung nho SG va em 02 1  Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em của tác giả Anh Khang   Một hiện tượng của ngành xuất bản
Với con số phát hành này, Anh Khang chính thức ghi tên mình trở thành nhà văn 8X có lượng sách phát hành kỷ lục nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Anh cũng vừa chính thức trở thành Hội viên Hội nhà văn TP.HCM vào đầu năm nay, đánh dấu bước chuyển mình và trưởng thành của bản thân trên con đường trở thành một cây bút chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm với độc giả của mình.

f3f23992fde33c4f259bbc0381857d56  Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em của tác giả Anh Khang   Một hiện tượng của ngành xuất bản

Anh Khang ví đứa con thứ tư của mình là cuốn sách cuốn sách tựu trung đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc đã từng xuất hiện trong các cuốn sách trước. Nhưng bản thân độc giả có thể dễ dàng cảm nhận một Anh Khang rất khác và mới mẻ trong cuốn sách. Bởi Anh Khang đã thực sự làm mới mình và tạo nên sự khác biệt cho “đứa con tinh thần” này theo một cách rất riêng, để nó có thể tự mình đứng vững mà không cần phải dựa dẫm vào “các anh chị trước đó”. Vì lẽ đó, bản thân Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em khi đứng độc lập đã có thể làm nên một cú hích dữ dội.

dc387909bbdadc62f729d8efa444b0db  Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em của tác giả Anh Khang   Một hiện tượng của ngành xuất bản

Cây bút trẻ: Quách Lê Anh Khang

Đúng như tên gọi cuốn sách, Anh Khang đã dày công chuẩn bị tác phẩm này như một món quà đặc biệt dành tặng thành phố thân yêu vào đúng dịp 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Anh Khang – đứa con của Sài Gòn – đã rong ruổi khắp nơi từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, chắt chiu cảm xúc trong từng câu chữ, để rồi ngộ ra: “Vậy thì, bạn có thể cùng tôi lên đường qua trang giấy, không phải để đi và thấy những kỳ quan đâu đó của nhân sinh tứ xứ, mà để cùng nhau trân trọng hơn nơi chốn hiện tại, con người hiện tại, tình thương hiện tại. Vì nếu không phải là lúc này, không phải là nơi đây, thì còn khoảnh khắc nào nữa để chúng ta yêu thêm và giữ chặt những gần-gũi-thiêng-liêng của đời mình? Là thành phố đã dung dưỡng và chứng kiến hết thảy vui buồn đời ta. Là người thân, bạn bè, và cả người thương ta lạc tay đánh mất đâu đó giữa ba bảy ngả rẽ. Là những ngày trẻ không trở lại bao giờ dẫu ngoái nhìn trăm bận, gọi khản giọng trăm lần”.

Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em thực sự là một “món hời” với độc giả.

Bởi không có cuốn sách nào mà khi cầm trên tay bạn lại được cảm nhận, trải nghiệm nhiều đến thế. Bạn đọc yêu mến sự nhẹ nhàng của thể loại tản văn và tùy bút có thể tìm đến Chương 1 mang tên “Tim mỗi người là quê nhà nhỏ”, thích mê những du ký đậm chất bụi đường và đầy những điều mới mẻ có thể đến ngay với Chương 2 – “Ai qua bao chốn xa”. Muốn tìm về một Anh Khang nhẹ nhàng với những suy ngẫm về tuổi trẻ, nói hộ tâm tình của những người đã-từng-yêu có thể dừng chân bên Chương 3 – “Thấy vui đâu cho bằng mái nhà”. Và khi khép lại cuốn sách, bạn sẽ thấy lòng mình đủ đầy với mọi cung bậc yêu thương, nhớ tiếc cũng như hiểu biết thêm những câu chuyện về nhân sinh, phận người và ngộ ra chân lý muôn đời: “Hóa ra, tất cả chúng ta, có đi nhiều nơi, mê mải đủ chốn thì nơi muốn đến nhất vào cuối đời, vẫn là trong-lòng-nhau”.

3d6bf6b88fb8d856e64c57c6ecac2cba  Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em của tác giả Anh Khang   Một hiện tượng của ngành xuất bản

Và như nhà văn Đoàn Thạch Biền đã nhận xét: “Đã có nhiều tác giả viết về Sài Gòn nhưng Anh Khang viết cuốn tùy bút – du ký Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và… Em với góc nhìn khác. Nhìn từ bên trong vì đây là chốn quê nhà nơi mình sinh ra và nhìn từ bên ngoài bằng những chuyến đi xa. Để rồi nhận ra: “Đi là để được tái sinh thêm một cuộc đời khác… Và đi, còn là để biết nơi đâu thật sự là chốn mình luôn mong trở về”. Tôi thích nhất trong cuốn sách này phần du ký. Anh Khang đi du lịch một mình và hành trang duy nhất chỉ là Tình yêu. Đến bất cứ thắng cảnh nào, chàng trai này cũng liên tưởng và so sánh với Tình yêu, bởi như Khang đã ví von khi tới ngọn hải đăng ở đảo Santorini (Hy Lạp): “Tình yêu cũng là một thứ hải đăng. Dù đi xa đến đâu trong lòng vẫn dáo dác dõi tìm.”

Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục