Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên: Giáo viên STEM vất vả nhưng cũng đầy tự hào


“Làm giáo viên, đặc biệt giáo viên STEM là một công việc vất vả nhưng cũng đầy tự hào, đòi hỏi cả sự tỉ mỉ và sáng tạo nhưng bù lại chính người giáo viên cũng được tiến bộ rất nhiều trong quá trình dạy học đó”, cô giáo Đào Thị Hồng Quyên – người vừa giành giải thưởng Power of Radiance Awards chia sẻ.

Clé de Peau Beauté và UNICEF vừa công bố trao giải thưởng Power of Radiance Awards cho cô giáo Đào Thị Hồng Quyên bởi những thành tích thúc đẩy giáo dục STEM ở Việt Nam. Giải thưởng trị giá 100.000USD này được gây quỹ cho 1 năm hoạt động thúc đẩy giáo dục STEM và phát triển bền vững tại Việt Nam. 

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên Giáo viên STEM Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên: Giáo viên STEM vất vả nhưng cũng đầy tự hào

Giải thưởng Power of Radiance: Tôn vinh những cá nhân thúc đẩy bình đẳng giới cho trẻ em gái trong giáo dục

Với tư cách là người nhận Giải thưởng Power of Radiance năm 2023, cô Hồng Quyên chia sẻ, cô sẽ thực hiện chương trình kết nối các nhóm thúc đẩy giáo dục STEM và đọc sách ở Việt Nam. Qua đó nhằm phát triển chương trình có tính bền vững, tiếp tục lan tỏa hoạt động sau khi dự án kết thúc. Kế hoạch hành động trong một năm tới đây sẽ tập trung vào mục tiêu: Phát triển giáo dục STEM dành cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc. Phát triển giáo dục STEM dành cho học sinh khuyết tật sau COVID-19. Thúc đẩy truyền thông giáo dục STEM.

Các hoạt động này kỳ vọng sẽ được triển khai tới hơn 1.000 giáo viên cùng hơn 10.000 học sinh (trong đó 60% là học sinh nữ) nhằm hỗ trợ tiếp cận và phát triển giáo dục STEM, mang lại hiệu quả tích cực trong học tập và cuộc sống cho các em nhỏ.

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên Giáo viên STEM 2 Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên: Giáo viên STEM vất vả nhưng cũng đầy tự hào

Tương lai của giáo dục STEM đối với nền giáo dục chung của Việt Nam là rất tiềm năng và đầy triển vọng. Với việc đẩy mạnh giáo dục STEM, Việt Nam có thể đào tạo thêm được nhiều cán bộ giáo dục và chuyên gia trong lĩnh vực STEM, đồng thời cung cấp cho học sinh, sinh viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia vào các ngành nghề liên quan đến STEM. 

Đặc biệt, giáo dục STEM có thể giúp giải quyết các thách thức đang đối mặt với nền giáo dục chung của Việt Nam như giảm thiểu khoảng cách giữa giáo dục đô thị và giáo dục nông thôn, tăng cường sự tương tác giữa các trường học và các doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ và sinh viên, cải thiện chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập tốt hơn.

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên Giáo viên STEM 3 Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên: Giáo viên STEM vất vả nhưng cũng đầy tự hào

Chia sẻ với thế hệ giáo viên kế cận, cô Hồng Quyên nói, đừng chọn sư phạm nếu muốn có một công việc nhàn hạ. “Tôi mong các bạn cứ mạnh dạn chọn thử cái khó, đó là cách tiến bộ và hoàn thiện bản thân rất nhanh”, cô Hồng Quyên nhấn mạnh.

Cô Đào Thị Hồng Quyên từng là sinh viên xuất sắc của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Từ khi tốt nghiệp đến nay, cô Quyên đã có hơn 10 năm làm việc tại trường quốc tế và Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định). Hiện cô là Trưởng bộ môn Khoa học tại trường Trung học Genesis.

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên Giáo viên STEM 4 Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên: Giáo viên STEM vất vả nhưng cũng đầy tự hào

Cô Đào Thị Hồng Quyên – giáo viên Việt đầu tiên nhận giải thưởng Power of Radiance

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, cô được truyền cảm hứng từ người cha quá cố của mình, người đã tâm huyết theo đuổi sự nghiệp giáo dục ở làng trong hơn 10 năm. Khi lên trung học, Hồng Quyên cho biết, người có ảnh hưởng lớn và đặt niềm tin lớn đến chị là thầy Nguyễn Bá Chiêu – chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định). Thầy đã giúp chị hiểu về vai trò và giá trị của nghề dạy học. “Mỗi lần lên lớp, thầy luôn hỏi các học trò về: Nay các trò có câu hỏi gì thầy, từ đó giúp chúng tôi hình thành tư duy hoài nghi khoa học, kỹ năng phản biện và định hình thế giới quan khoa học của tôi”, cô Quyên chia sẻ

Với cô Quyên, quá trình dạy học là quá trình đồng tiến hóa giữa giáo viên và học sinh. Quá trình dạy học không phải là quá trình truyền thụ một chiều từ giáo viên – học sinh, mà nó là quá trình tương tác 2 chiều, trong đó người giáo viên cũng được học hỏi và phát triển cùng học sinh.

T.D/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục