Huawei giới thiệu chip lõi trạm 5G đầu tiên trên thế giới cho 5G đơn giản hóa


Hôm nay 24/1/2019, Huawei đã ra mắt chip lõi (core chip) đầu tiên trên thế giới được thiết kế dành riêng cho các trạm gốc 5G, có tên mã Huawei TIANGANG.

Tại một sự kiện khai trương 5G tại Bắc Kinh đồng thời được xem như bước khởi động cho MWC Barcelona 2019, Huawei đã công bố con chip sáng tạo sẽ hỗ trợ các hệ thống mạng 5G đơn giản hóa và triển khai hệ thống mạng 5G quy mô lớn trên toàn thế giới. Đến nay, công ty đã ký kết được 30 hợp đồng 5G thương mại và vận chuyển hơn 25.000 trạm gốc 5G trên toàn cầu.

 Huawei giới thiệu chip lõi trạm 5G đầu tiên trên thế giới cho 5G đơn giản hóa

Ryan Dinh, Giám đốc điều hành của Huawei kiêm Tổng giám đốc Nhóm kinh doanh Hạ tầng viễn thông (Carrier BG)

Huawei cam kết nhận lấy sự phức tạp về mình và tạo sự đơn giản cho khách hàng của mình. Thực hiện cam kết này, công ty đã đầu tư mạnh mẽ và liên tục đổi mới sáng tạo. Các chip 5G tổng thể của công ty hỗ trợ các hệ thống mạng ở tất cả các tiêu chuẩn và trên mọi băng tần (C band, 3.5G và 2.6G), giúp khách hàng truy cập các dịch vụ không dây và sóng vi ba (microwave) tốt nhất. “Huawei từ lâu đã cam kết đầu tư vào khoa học và công nghệ cơ bản. Chúng tôi là những người đầu tiên tạo ra những bước đột phá trong các công nghệ quan trọng cho việc ứng dụng thương mại 5G quy mô lớn”, Ryan Dinh, Giám đốc điều hành của Huawei kiêm Tổng giám đốc Nhóm kinh doanh Hạ tầng viễn thông (Carrier BG) cho biết. “Huawei hiện có năng lực hàng đầu trong ngành để cung cấp 5G tổng thể từ đầu đến cuối, với các hệ thống mạng 5G được đơn giản hóa, và vận hành và bảo trì (O&M) đơn giản. Chúng tôi đang dẫn đầu triển khai thương mại 5G và xây dựng một hệ sinh thái ngành trưởng thành”.

Chip lõi (core chip) trạm 5G đầu tiên trên thế giới

Tại sự kiện hôm nay, Huawei đã công bố chip lõi 5G đầu tiên trong ngành, Huawei TIANGANG, với những đột phá về khả năng tích hợp, sức mạnh điện toán và phổ tần. Con chip này có khả năng tích hợp cao, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ tích hợp quy mô lớn cho các bộ khuếch đại công suất hoạt động (PA) và các mảng ăng ten thụ động thành các ăng ten rất nhỏ. Nó cũng tự hào với khả năng điện toán siêu cao, với mức tăng gấp 2,5 lần so với các chip trước đó. Sử dụng các thuật toán và công nghệ tập trung tín hiệu beamforming mới nhất, một con chip đơn lẻ có thể điều khiển tới 64 kênh, đây là tiêu chuẩn cao nhất của ngành. Con chip này cũng hỗ trợ băng thông phổ cao 200 MHz, sẵn sàng cho việc triển khai hệ thống mạng trong tương lai.

Con chip này cũng mang đến những cải tiến có tính cách mạng trong các đơn vị ăng ten hoạt động (AAU), với các trạm gốc kích thước nhỏ hơn 50%, nhẹ hơn 23% và tiêu thụ điện năng ít hơn 21%. Các trạm gốc 5G có thể được triển khai chỉ trong một nửa thời gian cần thiết để lắp đặt trạm gốc 4G. Các tính năng này sẽ giúp giải quyết các vấn đề như sử dụng lại các điểm trạm gốc chi phí triển khai mạng.

Các giải pháp 5G đơn giản hóa cho việc triển khai 5G nhanh chóng, quy mô lớn trên toàn cầu

Huawei bắt đầu triển khai các hệ thống mạng 5G thương mại trong năm 2018. Công ty dẫn đầu trong việc tung ra đầy đủ các sản phẩm 5G thương mại, thử nghiệm và kiểm tra thực địa 5G, và sử dụng thương mại 5G quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2018, Huawei đã hoàn thành tất cả các thử nghiệm và kiểm tra tiền thương mại cho các sản phẩm 5G của mình tại Trung Quốc, bật đèn xanh 5G cho ứng dụng thương mại.

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2019, trạm cơ sở phiến (blade) 5G của Huawei đã được trao Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ hạng nhất, ghi nhận những đột phá lớn về công nghệ và thiết kế mô-đun hợp nhất. Tất cả các đơn vị trạm gốc sử dụng khuôn mẫu dạng phiến, và các mô-đun khác nhau có thể được kết hợp khi cần thiết, giúp cho việc lắp đặt trạm gốc 5G trở nên đơn giản và dễ dàng như các khối xây dựng.

“Các sản phẩm 5G đơn giản hóa đầy đủ các dòng, cho mọi kịch bản của Huawei hỗ trợ trải nghiệm và hiệu năng 5G tối ưu nhất”, Yang Chaobin, Chủ tịch Dòng sản phẩm Mạng 5G của Huawei nói. “Những sản phẩm này giúp gia tăng đáng kể việc triển khai hệ thống mạng và hiệu quả hoạt động và bảo trì (O&M), và giúp triển khai 5G dễ dàng hơn 4G”.

T.D/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục