10 bí mật giao tiếp của các nhà lãnh đạo đại tài


Điều đầu tiên để trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời đó là phải là một người biết giao tiếp tốt.

rtr4btsw 1432519930497 crop 1432520405731 10 bí mật giao tiếp của các nhà lãnh đạo đại tài

Các nhà lãnh đạo biết cách kết nối với mọi người theo những cung bậc cảm xúc khác nhau mỗi khi họ nói chuyện. Lời nói của họ truyền được cảm hứng cho người nghe. Những người biết cách truyền đạt tốt có 10 bí mật mà họ dựa vào đó để truyền tải thông điệp mạnh mẽ, hãy đọc những bí mật dưới đây và áp dụng nó để bạn biết cách giao tiếp tốt hơn.

1. Họ biết khán giả của mình là ai

Người giao tiếp tốt là người không lo lắng về giọng nói của mình, không thể hiện là họ giỏi hoặc khuếch đại cái tôi của họ lên. Thay vào đó họ suy nghĩ về những gì mọi người cần nghe và làm thế nào để họ có thể cung cấp một cách dễ hiểu về thông điệp mà họ muốn truyền tải.

Điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo nói với tất cả mọi người những gì họ muốn nghe mà ngược lại, họ nói với mọi người những điều họ cho là quan trọng ngay cả khi đó là một tin tức xấu.

2. Những chuyên gia ngôn ngữ cơ thể

Người giao tiếp tốt liên tục theo dõi phản ứng của người nghe để truyền tải thông điệp. Họ rất dễ nhận ra những dấu hiệu như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người nghe. Từ đó, họ biết cách điều chỉnh thông điệp và điều chỉnh phong cách giao tiếp của họ khi cần thiết.

3. Họ rất trung thực

Những nhà lãnh đạo đại tài biết rằng để đạt hiệu quả trong việc truyền đạt thì họ luôn phải thật lòng. Khi họ không thể chia sẻ một thông tin nhất định họ sẽ cho người nghe biết bởi vì câu trả lời lấp lửng sẽ bộc lộ sự lo lắng và không trung thực. Dù tốt dù xấu thì sự trung thực sẽ tạo dựng nên lòng tin.

4. Họ đáng tin cậy

Người giao tiếp tốt không cố gắng để trở thành một ai đó mà không phải là con người thật của họ bởi vì họ không đứng đằng sau bục để phát biểu. Giống như Mark Zuckerberg luôn mặc áo phông và quần jean mỗi khi xuất hiện. Vì họ hiểu sẽ rất khó để thu hút người nghe nếu có những hành động không đúng với con người thật của mình.

5. Lời nói có trọng lượng

Người giao tiếp giỏi không nói chuyện nước đôi hoặc tỏ ra khiêm tốn. Họ nói chuyện rất thẳng thắn về những điều đang diễn ra và làm thế nào để giải quyết.

6. Nói chuyện với một nhóm người như nói với một cá nhân

Trong một khán phòng đầy ắp người nghe, những nhà lãnh đạo giỏi biết cách làm thế nào để tất cả mọi người cảm thấy họ đang nói chuyện trực tiếp với từng cá nhân.

7. Họ biết lắng nghe

Những nhà lãnh đạo biết rằng sự truyền tải thông tin là một con đường hai chiều, những gì họ nghe thấy quan trọng hơn những gì họ nói. Khi người khác đang nói, họ không suy tính trong đầu những gì họ phải nói tiếp theo mà họ chủ động lắng nghe, tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu quan điểm của người khác.

8. Sử dụng cụm từ “đó là lỗi của tôi”, “tôi đã sai” và “tôi xin lỗi”

Khi gặp sai lầm, họ thừa nhận điều đó ngay lập tức. Họ không chờ đợi người khác để tìm và chỉ ra những sai lầm của mình. Họ có trách nhiệm về hành động và lời nói, ngay cả khi họ có cách để dễ dàng “gạt bỏ” sai lầm của mình. Và họ làm điều đó hết sức tự nhiên, không diễn cũng không lừa dối người khác.

9. Họ mong muốn nhận được sự phản hồi

Khi người nghe không hiểu chính xác những thông tin họ truyền tải. Họ sẽ kiểm tra lại để xác minh rằng thông điêp đó được người nghe hiểu một cách chính xác, còn không, họ cũng không đổ lỗi cho bất cứ ai cả thay vào đó họ thay đổi mọi thứ và thử lại từ đầu.

10. Họ chủ động

Các nhà lãnh đạo với những kỹ năng giao tiếp tốt không bao giờ lãng phí thời gian để chơi trò đuổi bắt. Họ biết đập tan tin đồn bằng cách chia sẻ thông tin xấu một cách kịp thời. Họ cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng và súc tích để mọi người không lãng phí thời gian.

Theo Trí thức trẻ


Các tin cùng chuyên mục