Vì sao chưa thể rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước?


Hàng loạt cửa hàng, đại lý xăng dầu đang kêu khó và dọa ngừng kinh doanh, do không mua được hàng, càng bán càng lỗ. Nguyên nhân do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 5 lần liên tiếp, trong khi giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, khiến các DN đầu mối hạn chế nhập hàng.

Theo nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu, do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 5 lần liên tiếp, trong khi giá xăng dầu thế giới vẫn có nhiều biến động mạnh, khiến các DN đầu mối hạn chế nhập hàng. Thêm vào đó, vừa qua, có 7 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép khiến nguồn cung phần nào bị thu hẹp.

Trước đó, đã có nhiều đề xuất về việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước để linh hoạt, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên cung-cầu, nhưng vẫn chưa thể thực hiện. Vì sao như vậy? Phóng viên VOV phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu về nội dung này.

luu ban nhap tu dong 254 Vì sao chưa thể rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước?

PV: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu kêu khó là có sự chênh lệch giữa giá xăng nhập khẩu và giá bán có sự điều chỉnh của Chính phủ. Điều này có nguy cơ gây đứt gãy nguồn cung xăng dầu thị trường trong nước không thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Đó là nguy cơ. Nếu các nhà nhập khẩu họ phải trả giá theo thị trường thế giới. Trong khi, giá họ bán ra chịu sự điều chỉnh của Chính phủ. Tức là đầu ra của họ chịu sự điều chỉnh trong khi đầu vào chịu sự biến động rất mạnh theo thị trường thế giới.

Điều này có thể làm cho các nhà nhập khẩu chùn chân nếu nhập khẩu hàng hóa. Nếu họ làm theo điều đó có thể tạo ra hiệu ứng có thể thiếu hụt  nguồn cung dầu trong nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

PV: Mặc dù đã có nhiều kiến nghị rút ngắn thời gian chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu nhưng theo ông vì sao đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thể thực hiện?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Việc điều chỉnh giá xăng dầu rất phức tạp vì liên quan đến vấn đề thuế của chính phủ và vấn đề tiêu dùng của người dân… Cho nên việc điều chỉnh cho phù hợp không thể thực hiện một cách nhanh chóng được.

Chính vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần tiến gần đến giai đoạn thị trường do cung cầu quyết định.

Chính phủ có thể kiểm soát xăng dầu ở mức độ nào đó nhưng không nên can thiệp quá mạnh, hạn chế sử dụng quỹ bình ổn giá thị trường và để cho thị trường linh hoạt hơn, nó sẽ điều chỉnh hành vi sử dụng xăng dầu của tất cả các thành phần kinh tế, từ người dân cho đến doanh nghiệp.

Chúng ta có thể dần dần tiến tới vận hành nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.

PV: Vậy chúng ta cần một lộ trình như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Dĩ nhiên chúng ta cũng phải có một lộ trình. Chúng ta không thể mở cửa ngay để giá tăng nhanh sẽ thiệt hại cho người dân và các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta có thể xây dựng một  lộ trình có thể trong vòng 1 năm, thị trường xăng dầu hoạt động dựa trên cung – cầu. Nếu mà chúng ta làm như thế, thị trường thế giới và thị trường trong nước biến động nhưng cung cầu do giá được ấn định điều chỉnh từ đó cung- cầu hòa hợp với nhau nhiều hơn.

Còn nếu chúng ta cứ tiếp tục điều chỉnh giá, điều chỉnh theo một thời gian không phù hợp với thực tế, việc dùng những biện pháp hành chính để chặn đầu này hoặc đầu kia sẽ làm méo mó thị trường.

Nếu chúng ta tiếp tục, nếu thị trường xăng dầu thế giới biến động mạnh sẽ tác động tới thị trường xăng dầu Việt Nam mà điển hình là có thể thiếu nguồn cung.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Theo VOV


Các tin cùng chuyên mục