Thị trường IT Việt Nam năm 2022: Từng bước thay đổi, lấy nhân tài làm trung tâm


Đứng trước nhu cầu cạnh tranh từ các doanh nghiệp, vấn đề tuyển dụng nhân lực IT chất lượng ngày càng được chú trọng. Mới đây nhất, TopDev – Nền tảng tuyển dụng IT hàng đầu đã phát hành Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022, với những đánh giá và phân tích về vận hội cũng như viễn cảnh của thị trường lao động IT năm 2022.

Phát biểu trong báo cáo, ông Park JongHo – CEO | TopDev đã có những nhận định rằng: “Việt Nam đang có một nguồn nhân lực IT đầy hứa hẹn về chất và lượng cũng như thị trường tiềm năng và tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng nằm ở các kế hoạch, chiến lược về đầu tư, phát triển và định hướng cho nguồn lực này nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, xã hội Quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đây thực sự là một chủ đề lớn và là chặng đường dài cho tất cả chúng ta, nhưng chúng tôi tin rằng SỰ THAY ĐỔI sẽ làm nên những điều lớn lao. Và để tạo ra sự thay đổi, mỗi bên đều có thể đóng góp theo vai trò riêng. Tất cả cho sự phát triển kinh tế lấy nhân tài làm trung tâm.

TopDev 1 Thị trường IT Việt Nam năm 2022: Từng bước thay đổi, lấy nhân tài làm trung tâm

Bối cảnh Kinh tế – Xã hội và Thị trường IT tại Việt Nam

Vực dậy mạnh mẽ sau những biến động từ các đợt bùng phát đại dịch Covid-19, nền kinh tế tại Việt Nam đã “gặt hái” được những thành quả đáng chú ý. GDP bình quân đầu người trong quý 2/2022 của Việt Nam được ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng trưởng của quý 2 trong giai đoạn 2011-2021. Sau 2 năm đại dịch xảy ra, Việt Nam vẫn ghi nhận tổng số vốn mới, được điều chỉnh và mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ đô la vào ngày 20 tháng 12 năm 2021, tăng 9,2% so với 2020. Sáu tháng đầu năm 2022, lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông có doanh thu đạt khoảng 77 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, kỳ vọng có sự tăng trưởng trong năm 2022. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà dù cho phải chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. 

Thị trường lao động Việt Nam trong quý 2 năm 2022 quay trở lại đà tăng trưởng. Thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm so với giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, với tác động đáng kể từ đại dịch và sự thay đổi trong công việc cũng như mô hình lao động, cách thức làm việc truyền thống trước đây đã thay đổi mãi mãi. 

Từ năm 2020, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Từ đó mở ra các xu hướng mới về hình thức làm việc từ xa (Remote Work), mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) hay mô hình làm việc tự do (Freelance). Đến năm 2025, thế hệ Z dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam với những mong đợi về sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Điều này càng thúc đẩy các mô hình làm việc kiểu mới mở rộng và phát triển.

Cơ hội mới đi kèm với những thách thức mới

Sự thay đổi về mô hình làm việc để thích ứng linh hoạt và vực dậy sau đại dịch đã tạo nên những thay đổi trong nhu cầu khi tìm kiếm công việc của người lao động trong lĩnh vực IT. Công việc kết hợp (Hybrid Work) là một mô hình làm việc linh hoạt, mang đến cho nhân viên quyền tự chủ để lựa chọn địa điểm và cách thức làm việc. Hybrid Work sẽ là một phần của mô hình làm việc trong tương lai, nhưng đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới về sự thích nghi và cách thức quản lý & gắn kết tốt hơn. 

Làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam mở rộng và trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Việt Nam đã thu hút đủ sự chú ý để đưa các công ty CNTT trong khu vực bắt đầu vào Việt Nam tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm. Các doanh nghiệp truyền thống trong các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản… nay đã chuyển đổi số và bước vào mô hình thương mại điện tử. Điều này lại càng tạo nên sức ép cho bài toán khó về thiếu hụt nhân lực CNTT của thị trường, khi nhu cầu tăng lên đáng kể nhưng khả năng đáp ứng còn nhiều hạn chế.

Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022 do TopDev phát hành, mức lương lập trình viên dao động từ $350 (Fresher) đến $1.190 cho vị trí Mid-Senior. Lập trình viên Senior có mức lương dao động từ $860 đến $1.510. Các vị trí Quản lý (từ 5 năm trở lên) hoặc cấp cao hơn được khảo sát có mức lương từ $1.410 cho đến hơn $2.300. Theo dự đoán của các báo cáo trước đó, các vị trí được trả lương cao nhất yêu cầu các kỹ năng như Data Analyst, Cloud, DevOps, AI/Machine Learning. Tuy được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực CNTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển như mong đợi của ngành. 

Do ảnh hưởng của Covid-19, số lượng công việc Freelancer dự kiến sẽ tăng từ 5% đến 13%. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng IT cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới và xu hướng tuyển các lập trình viên ở nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Điều này dẫn đến việc các lập trình viên ở Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và phần nào có mong muốn mức lương và phúc lợi tốt hơn từ các công ty trong nước. 

Mặt khác, làn sóng đầu tư tài chính cá nhân như NFT, Blockchain, chứng khoán đang ngày càng mạnh mẽ. Một số cá nhân có hiểu biết và thích nghi nhanh với xu hướng đã nhanh chóng tạo lập được cơ sở tài chính cá nhân ổn định. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng đến thị trường lao động khi một thành phần lao động tách ra khỏi thị trường và theo đuổi những lĩnh vực này như một công việc chính.

Ngoài ra, sau giai đoạn đại dịch, người lao động tự nguyện nghỉ việc, tạo nên làn sóng The Great Resignation. Đối mặt trước những thách thức này, các công ty cần có sự tăng tốc để đáp ứng kịp thời những yêu cầu từ phía nhân tài IT, tập trung vào yếu tố con người, quan tâm đến sức khỏe & tinh thần nhân viên và trải nghiệm ứng viên, đồng thời nỗ lực tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng Công nghệ trong sắp tới.

Mục tiêu tạo ra những sản phẩm công nghệ “Make In Vietnam” không còn xa

TopDev 2 2 Thị trường IT Việt Nam năm 2022: Từng bước thay đổi, lấy nhân tài làm trung tâm

Năm 2021 là một năm đáng nhớ đối với ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam khi chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, và Công nghệ trở thành một trong những trụ cột của cuộc chiến chống lại Covid-19, cho sự phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam. Bộ TT&TT đã đặt mục tiêu cho ngành Công nghệ thông tin, Điện tử và Viễn thông với nhiệm vụ “Make In Vietnam” – chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.

Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 do TopDev phát hành, Việt Nam đang có một nguồn nhân lực CNTT đầy hứa hẹn về chất và lượng cũng như thị trường tiềm năng và tăng trưởng kinh tế. Đến nay, lập trình viên Việt Nam đang giữ những thứ hạng cao, thuộc Top 6 các quốc gia hàng đầu về dịch vụ gia công phần mềm (2021) theo Xếp hạng về chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu của Kearney. Đồng thời, Việt Nam là một trong hai điểm đến gia công phần mềm hàng đầu ở Đông Nam Á theo Accelerance. Điều này đã cho thấy chất lượng sản phẩm công nghệ đến từ Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Việt Nam xếp hạng thứ 2 Châu Á Thái Bình Dương và thứ 22 toàn thế giới theo Chỉ số Kỹ năng Toàn cầu (GSI) năm 2020. Chỉ sau Hoa Kỳ, chất lượng Lập trình viên của Việt Nam xếp hạng thứ 2 Thế giới về Khảo sát Freelancer tốt nhất. Hạng 29 trên toàn thế giới trong Bảng xếp hạng kỹ năng dành cho lập trình viên Báo cáo Skill Value 2019. Những thứ hạng trên không chỉ khẳng định sức mạnh tiềm lực của nguồn nhân lực IT Việt Nam mà còn cho thấy tính khả thi cao trong việc tạo ra các sản phẩm trong nước mang hàm lượng công nghệ cao. Nhân tài công nghệ Việt hoàn toàn có thể tạo ra được những sản phẩm “Make In Vietnam”, tạo nên những giá trị lớn lao hơn cho xã hội và quốc gia. Với sự cổ vũ từ phía Chính phủ, đã đến lúc chúng ta trăn trở về giá trị công việc của chính mình, về khả năng cống hiến cho nước nhà cũng như cơ hội phát triển bản thân trong tương lai sắp tới.

Và để tạo ra sự thay đổi, mỗi bên đều có thể đóng góp theo vai trò riêng: các doanh nghiệp nhận thức các thay đổi và thích nghi với các chính sách quản lý hiện đại, các nhân tài công nghệ cần suy nghĩ nhiều hơn về giá trị công việc của mình, cũng như các bên trung gian hỗ trợ và tạo điều kiện tốt hơn.

Tổng kết, TopDev nhận thấy rằng với những cơ hội mới, chân dung Lập trình viên hiện nay đã có rất nhiều sự thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, mỗi sự thay đổi sẽ song hành cùng những thách thức, và ngành Công nghệ vẫn luôn là “mũi nhọn” cho sự phát triển kinh tế Quốc gia, đi đầu đối mặt với thử thách sắp đến. Với sứ mệnh “Make IT Vietnam Better”, TopDev không ngừng nỗ lực củng cố vai trò của mình cũng như tin tưởng rằng sự hợp sức từ các Cấp, Cơ quan, Doanh nghiệp và cả Người lao động sẽ giúp ngành Công nghệ Việt Nam vươn xa, sẵn sàng cạnh tranh với thị trường thế giới.

Báo cáo năm 2022 về thị trường và nhu cầu nhân sự IT do TopDev phát hành đã được đăng tải, độc giả tìm hiểu thêm về xu hướng các ngành Công nghệ trong nước qua bản báo cáo IT Market Report tại đây.

T.D/Lifestyle


Các tin cùng chuyên mục