Với họ, sống bằng nghề “cầm ca” tại Việt Nam không chỉ vì đam mê, mà còn vì miếng cơm manh áo.
“Cày” tại phòng trà, quán bar
Xuất hiện ở Sài Gòn từ những năm 1975, các ban nhạc Philippines, Di Gan… hiện vẫn giữ được sự trẻ trung nồng nhiệt. Với lợi thế về ngoại hình, ngoại ngữ, những ca sĩ nước ngoài thường chọn cho mình sân khấu biểu diễn là khách sạn, phòng trà, nhà hàng, quán bar… Khán giả của họ chủ yếu là khách nước ngoài.
Tại quán bar của khách sạn Q.1, ca sĩ Ivniiscus thường xuyên trình diễn đến từ đất nước Cu Ba. Sau khi hát xong bài hát với vũ điệu La-tinh bốc lửa, khán giả yêu cầu tiếp ca khúc Now and forever, Ivniiscus và ban nhạc vui vẻ trình bày tiếp.
Với Ivniiscus và các ca sĩ ngoài quốc sẵn sàng diễn tại các phòng trà, thậm chí nhà hàng hải sản. Các bài hát có giai điệu sôi nổi, được hỗ trợ bởi nhạc cụ trống và kèn. Các điệu múa khá “khiêu khích”, họ đưa khán giả vào những sự vui vẻ, hưng phấn.
Daylon, một ca sĩ người Cu Ba khác, nói: “Chúng tôi chỉ là dân không chuyên đi du ca khắp thế giới. Để có tiền sống và có sân khâu diễn, chúng tôi phải làm quen với bầu sô thậm chí tìm đến chủ nhà hàng, khách sạn, quán bar xin hát thử với mục đích có chỗ kiếm sống”.
Phong cách bóng bẩy, họ đến các buổi biểu diễn với những bộ tóc cầu kỳ, ngoài những bài hát mình tự chọn còn phải thể hiện được những bài hát bất kỳ nào mà khán giả yêu cầu.
Jonbennjie và vợ hát tại quầy bar tại một khách sạn. |
Những ca sĩ này sang Việt Nam diễn bằng con đường du lịch, sau một thời gian, họ lại qua nước khác hát rồi trở lại Sài Gòn như chuyến du lịch thực thụ. Để có thể trụ lại được những điểm diễn, những ca sĩ ngoại quốc này ngoài thể hiện những ca khúc bằng tiếng Anh còn phải hát được ca khúc bằng tiếng Việt, dù hát xong cũng không biết nội dung mình hát là gì.
Tại quán bar của khách sạn khác cũng ở Q.1, Lisi, một nữ ca sĩ người Canada, cho biết: “Để nhận được sô hát, chúng tôi phải hát ngoài trời với sô nhỏ lẻ, hay những khách sạn 5 sao, quán cà phê… Nơi có những khách Tây như chúng tôi sinh sống. Và cũng vì hát đa năng như vậy nên hầu như ca sĩ ngoại chúng tôi đều có thể đứng cả trên những sân khâu vườn quê, miễn có sô và có tiền là chúng tôi hát”.
Cũng theo Lisi thì chỉ riêng ở Sài Gòn đã có cả ngàn ca sĩ ngoại quốc như mình hát, vậy nên việc cạnh tranh nhau là rất cao. Cũng chính vài vậy mà ca sĩ như Lisi sẽ hát chủ yếu tại những quán bar, nhà hàng… nào mình quen thân và tạo dấu ấn riêng nếu không sẽ bị loại khỏi sân diễn.
“Để làm được như vậy, chúng tôi thậm chí phải học và chơi được tất cả các loại nhạc như Pop, R&B, Jazz… Như vậy, chúng tôi phải tập luyện hàng ngày để không tự mình loại mình ra khỏi sàn diễn dù nhỏ như quán cà phê”, Lisi cho biết.
Với Jonbennjie, đi hát quán bar, ngoài nuôi sống mình còn phải nuôi gia đình nơi quê nhà. |
Nuôi cả gia đình nơi quê nhà
Trong căn phòng trọ rộng 20m2 tại đường Trần Quang Khải, Q.3, Jonbennjie, 37 tuổi, người Philippines sống cùng vợ và cậu con trai 3 tuổi. Đã 4 năm nay anh đi hát, Jonbennjie cho biết dù hát ở quán bar nhưng anh nuôi được vợ con và hàng tháng gửi tiền về nuôi cha mẹ cùng hai em nơi quê nhà.
“Trước kia tôi hát ở Cebu Philippines, được đào tạo bài bản tại một nhạc viện nổi tiếng tại Cebu, thế nhưng mỗi đêm chỉ được 5 đến 10USD/đêm. Theo chân bạn bè qua Sài Gòn hát, sau 1 năm tôi đưa vợ sang đây sống cùng. Ca sĩ chúng tôi coi Việt Nam là điểm đến hàng đầu để lập nghiệp, ở đây mỗi đêm tôi kiếm được từ 20 đếm 50USD/đêm diễn”, Jonbennjie cho biết.
Maricel, vợ Jonbennjie, hát tại quán Q.3 kể: Sống ở Sài Gòn rất chật vật, 19 giờ tối phải có mặt ở sàn diễn, 12 giờ đêm mới về nhà trọ, sáng 9 giờ dậy đi chợ lo bữa ăn cho cả nhà. Con thì thuê người hàng xóm coi hộ mỗi tối khi đi diễn. “Hai vợ chồng thu nhập khoảng 3.000 USD/tháng, gửi về nhà 1.500 USD, chi phí ăn ở và con cái khoảng 1.000 USD và 500 USD tíết kiệm. Cũng may giá cả ở Sài Gòn không quá cao nên hai vợ chồng tích cóp được một khoản để vài năm nữa về nước mưu sinh nghiệp khác”, Maricel cho biết.
Theo đôi vợ chồng ca sĩ này thì tất cả các ca sĩ đồng hương của mình khi qua Việt Nam hát đều gánh thêm gánh nặng kinh tế nơi quê nhà. Với họ thì tên tuổi và danh vọng trên sàn diễn không hề quan trọng, mà quan trọng là tháng có đủ tiền để gửi về cho gia đình hay không. “Thế nên không ít những ca sĩ ngoài việc hát ở quán còn phải kiếm thêm việc để làm với mục đích có thêm chút thu nhập để lo cho gia đình nơi quê nhà”, Jonbennjie nói.
Theo ca sĩ Y Jang Tuy thì các ca sĩ nước ngoài đang hát ở Sài Gòn không bao giờ ngại khó, khổ. Họ không cần danh vọng chỉ cần hàng đêm được đứng trên sân khấu nhỏ hát và có đủ tiền sinh sống và gửi về quê. Họ còn có lợi thế hát bằng tiếng Anh, có thể đáp ứng bất cứ bài hát nào mà khán giả yêu cầu để có thêm chút tiền “bo”, điều mà ca sĩ Việt mình hiếm khi làm được.
The Box