Đau nhức đầu kinh khủng sau khi khóc, đâu là nguyên nhân và cách khắc phục?


Đau đầu sau khi khóc là một tình trạng rất nhiều người gặp phải, vậy đâu là nguyên nhân và chúng ta nên khắc phục tình trạng đó như thế nào?

Khi phải trải qua một quá trình suy nghĩ, mệt mỏi, căng thẳng, hoặc gặp một cú shock tinh thần bất ngờ nào đó, hay stress kéo dài có thể khiến bạn khóc. Việc này đơn giản là một nhu cầu bình thường của con người. Nhưng ngoài việc mắt đỏ ngầu, chảy nước mũi và mắt sưng, bạn có thể phải đón nhận một cơn đau đầu dữ dội!

dau dau Đau nhức đầu kinh khủng sau khi khóc, đâu là nguyên nhân và cách khắc phục?

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn khóc?

Newman cho biết, những kích tố gây ra các chất truyền dẫn thần kinh kích hoạt các phản ứng vật lý – như việc gây ra căng thẳng đau đầu hay chảy nước mắt.Khi bạn buồn, cơ thể bạn giải phóng các hormone căng thẳng, như cortisol, theo lời Lawrence Newman, MD, Giám đốc tại NYU Langone Health.

Một trong những chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt – acetylcholine – chịu trách nhiệm cho việc “tạo ra” nước mắt. Loại chất này giúp kích thích các tuyến lệ đạo của bạn – sau đó tạo ra nước mắt, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ mô tả.

Khi nước mắt bắt đầu chảy, mũi sẽ bắt đầu sưng lên, gây tắc nghẽn xoang. Các cơ trong đầu và cổ bắt đầu lên cơn co thắt, thắt chặt trong khoảng thời gian mà bạn khóc.

Khi nước mắt bắt đầu chảy, mũi sẽ bắt đầu sưng lên, gây tắc nghẽn xoang. Các cơ trong đầu và cổ bắt đầu lên cơn co thắt, thắt chặt trong khoảng thời gian mà bạn khóc.

Như vậy, tại sao khóc gây ra đau đầu kinh khủng?

Mối liên hệ giữa việc khóc nức nở và đau đầu khá mờ nhạt – các chuyên gia không chắc chắn 100% lý do tại sao chúng lại xuất hiện cùng nhau, nhưng có một số lý thuyết rõ ràng chỉ ra lý do mà bạn gặp phải chứng đau đầu mà bạn gặp phải, Newman nói.

Hầu hết mọi người đều phải chịu hậu quả từ việc khóc, chính là chứng đau nhức đầu, thậm chí là đau nhức trầm trọng. Tuy nhiên, nó không gây ra chứng buồn nôn hay nhạy cảm ánh sáng như chứng đau nửa đầu kinh niên.

Một người nào đó khóc liên tục trong 1 tiếng, đồng nghĩa với việc sự co thắt của các cơ cũng kéo dài trong suốt thời gian đó. Ngay cả trong lúc khóc, thần kinh vẫn liên tục hoạt động với cường độ cao hơn do cảm xúc chi phối. Dây thần kinh bị hoạt động quá tải cũng có thể bị tắc nghẽn và gây đau đầu.Đau đầu sau khi khóc được gọi là nhức đầu căng thẳng vì 1 lý do: Sự căng thẳng thực sự trong cơ thể bạn gây ra sự khó chịu, đau nhức. “Khi bạn khóc, cơ thể sẽ bị đưa vào trạng thái căng thẳng cao, cơ trán sẽ thắt chặt, sau đó là cơ cổ và gáy”, Newman nói.

Khi khóc, đặc biệt là khóc lâu, khóc nhiều, bạn có thể để ý thấy tim và phổi bị hoạt động bất thường. Theo những đợt khóc, tim và phổi sẽ co thắt, nhịp thở dài ra và bị nén lại khá lâu. Phổi không hoạt động nhịp nhàng sẽ không đủ ôxy cho máu đưa về tim, tim cũng không cung cấp đủ ôxy cho các bộ phận khác, mà đặc biệt là não. Mạch máu tại não bộ không lưu thông, thiếu ôxy sẽ dẫn đến những cơn đau đầu. Điều này cũng lý giải tại sao đôi khi con người lại khóc nấc lên, hoặc uất nghẹn không thở được, thậm chí là ngất xỉu khi khóc.

Những cơn khóc dài cũng có thể ảnh hưởng đến hệ xoang của bạn, Newman nói. Khi nước mắt chảy ra, do mắt và mũi thông với nhau nên nước mắt cũng thường chảy xuống qua đường mũi. Nếu bạn đang bị viêm xoang, điều này sẽ tệ hại hơn bình thường vì bạn có thể bị chảy nhiều dịch nhầy ở mũi, trường hợp khác là dịch nhầy quá nhiều gây bít tắc mũi không thở được, đồng thời gây nên những cơn đau đầu, đau quanh vùng mắt, gò má, thái dương. Bạn nên cẩn trọng với yếu tố nguy cơ này, bởi viêm xoang để lâu trở thành mãn tính sẽ rất khó chữa trị, ảnh hưởng đồng thời và lâu dài tới cả hệ tai – mũi – họng.

Trong một số trường hợp khác, khóc có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu – đặc biệt là ở những người dễ mắc bệnh, Newman cho biết. Đó là bởi vì, những người dễ mắc chứng đau nửa đầu thường có bộ não nhạy cảm quá mức, và điều này thực sự không tốt chút nào.

Newman cho biết: “Có nhiều tác nhân kích thích khác nhau tới chứng đau nửa đầu, bao gồm stress – nhân tố nguy hiểm số 1. Khi bạn khóc, cơ thể của bạn rõ ràng đang trong trạng thái căng thẳng, vì vậy rất dễ gây ra những cơn đau dữ dội, cùng chứng buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn – dấu hiệu khác của chứng đau nửa đầu”.

Bạn nên làm gì để giảm đau khi phải chịu đựng những cơn đau đầu sau khi khóc?

Đối với những người mới bắt đầu gặp triệu chứng đau đầu, Newman đề xuất sử sử dụng túi nước đá hoặc gối nóng – bất kỳ nhiệt độ nào mà bạn thích miễn sao tránh để bị bỏng. Bạn có thể đặt nó ở sau gáy, trên cổ hoặc ngay trên trán. Ngoài ra, đứng dưới vòi sen nóng hoặc lạnh cũng là một việc nên làm giúp cơ thể thư giãn hơn.Bạn chắc chắn không cần “ăn vạ” trên giường hay phải chịu đau đớn cả ngày – trừ khi bạn muốn vậy,

Nếu bạn thực sự muốn đối tốt hơn với bản thân, hãy tìm đến dịch vụ massage để giúp bạn. Yêu cầu người massage đấm bóp tập trung ở đầu và cổ của bạn, Newman nói.

Cuối cùng, nếu 2 biện pháp trên không thể giúp gì cho bạn, một liều thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Aspirin có thể có tác dụng. Newman lưu ý những người bị chứng đau nửa đầu nên tìm đến bác sĩ của họ để có được liều thuốc cụ thể và phù hợp với bệnh lý của mình, cũng như tìm hiểu thêm một số kỹ thuật quản lý căng thẳng để tránh việc kích hoạt chứng đau nửa đầu thường xuyên.

Hoài Nguyễn

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đhnh