Không ít thói quen trong danh sách này còn được nhầm tưởng là tốt cho sức khỏe.
1. Thở bằng miệng: Mũi là cơ quan tốt nhất để thở. Nó có nhiệm vụ làm ấm và ẩm không khí trước khi vào phổi, lông mao có tác dụng lọc độc tố từ không khí. Nó hút oxit nitric từ xoang để khử trùng không khí. Oxit nitric cũng làm giãn mạch máu cho oxy, do đó, có thêm 60% oxy trong không khí khi đi qua mũi. Mặt khác, miệng đưa không khí lạnh, không được lọc, bẩn vào cổ họng và phổi. Thở bằng miệng cũng dẫn đến làm mất 60% độ ẩm từ miệng. Nước bọt có chứa globulin miễn dịch chống lại vi trùng, do đó, khô miệng do thở bằng miệng dễ bị nhiễm trùng hơn.
2. Ăn kiêng và giảm cân cấp tốc: Nhiều người có xu hướng áp dụng phương pháp tập thể dục và ăn kiêng trong 30 ngày, với mục tiêu giảm được số lượng lớn cân nặng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chế độ ăn kiêng này thường không bền vững và khiến cân nặng tăng trở lại nhiều hơn cân nặng ban đầu. Bệnh nhân cần phải có mục tiêu giảm cân kiên trì và khoa học trong thời gian dài hơn.
3. Thức dậy muộn: Thức dậy sớm vào buổi sáng giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Bilal Farooqi, một bác sĩ chuyên khoa ung thư huyết học toàn diện ở Florida cho biết, những người thức dậy muộn sẽ không có năng suất lao động cao, nồng độ Cortisol có xu hướng giảm dần vào buổi tối và xuống thấp vào ban đêm.
4. Uống quá ít nước: Mất nước có thể khiến co rút cơ bắp, dẫn đến chấn thương. Cơ bắp và các cơ quan cần nước để hoạt động chính xác, và uống nhiều nước cũng có thể thúc đẩy giảm cân. 8 ly nước là liệu lượng tiêu chuẩn được khuyến cáo mỗi ngày. Hầu hết những người không uống đủ nước có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và thận.
5. Uống quá nhiều nước: Bác sĩ Rena Malik, giám đốc y khoa phụ nữ và phẫu thuật tái tạo tại Đại học Y Maryland cho biết nhiều người có thói quen uống quá nhiều nước làm tăng áp lực hoạt động lên bàng quang. Lượng nước được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nạp vào cơ thể là khoảng 1.9 lít, bao gồm nước lọc, nước trái cây, súp, rau quả,… trong bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
6. Không dùng kem chống nắng: Một trong những điều hối tiếc lớn nhất của những người ở tuổi 60 là không mặc áo chống nắng và dùng kem chống nắng ở độ tuổi 20, theo ông Jeffrey Fromowitz, MD , bác sĩ da liễu ở Boca Raton, Florida.
7. Tiêu thụ quá nhiều Protein có thể tạo ra gánh nặng trao đổi chất cho xương, thận và gan, dẫn đến gãy xương, sỏi thận và rối loạn chức năng gan, thậm chí làm giảm tiến triển của bệnh động mạch vành.
8. Thiếu vitamin D: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng này được tìm thấy ở 50% người trưởng thành. Có đến 80% gãy xương hông ở người trưởng thành có liên quan đến thiếu vitamin D, và nó đã được chứng minh là có liên quan đến các bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết và ung thư vú; đái tháo đường loại 1 và 2; đa xơ cứng; tăng huyết áp; bệnh tim mạch, suy thận nặng hơn, viêm mạch máu mãn tính và tâm thần phân liệt.
9. Thường xuyên uống nước ngọt: Trong những năm qua, lượng tiêu thụ soda và nước tăng lực đã tăng theo cấp số nhân. Một số nghiên cứu đã liên kết thói quen này với tình trạng tăng cân, mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh gút và bệnh động mạch vành. Ngoài ra, các bằng chứng gần đây cho thấy, việc tăng lượng soda có đường và ít calo có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
10. Sử dụng bông ngoáy tai: Tai tạo ra sáp để bảo vệ chống nhiễm trùng và nó khiến nước chảy ra ngoài. Đó là một chất làm khô tự nhiên. Bông ngoáy tai chỉ đẩy sáp vào sâu hơn và có thể làm tổn thương da dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí thủng màng nhĩ.
11. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến: Nếu chúng ta ăn thực phẩm sạch, ít chế biến, nhiều thực phẩm từ thiên nhiên sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn, dẫn đến ít nguy cơ bị viêm. Viêm là một nguyên nhân chính của các bệnh: tiểu đường, ung thư, viêm khớp, bệnh tự miễn, bệnh tim mạch, trầm cảm, béo phì và Alzheimer.
12. Tập thể dục trước khi ngủ: Cơ thể muốn được thư giãn chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. Vì các chuyên gia sức khỏe tư vấn tốt nhất là tránh hoạt động thể chất quá mức trước khi đi ngủ.
13. Xem TV trên giường: giường nên chỉ dành riêng cho 2 hoạt động ngủ và thân mật. Tất cả các hoạt động khác nên được thực hiện bên ngoài giường, và lý tưởng nhất là bên ngoài phòng ngủ.
14. Cai thuốc lá nhưng sử dụng thuốc lá điện tử: Hút thuốc và sử dụng các sản phẩm nicotine rất có hại cho da, phổi, khả năng chữa lành vết thương và tất cả các yếu tố quan trọng khác. Nhiều người có quan niệm sai lầm là thuốc lá điện tử không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng trên thực tế họ tiếp xúc với liều lượng lớn nicotine và nhiều hóa chất độc hại khác.
15. Sử dụng máy tính, điện thoại di động và tivi trong vài giờ trước khi đi ngủ có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ.
16. Bỏ qua các triệu chứng hoặc tổn thương đang phát triển có thể làm giảm cơ hội chữa khỏi hoặc điều trị ung thư, bệnh tim hoặc nhiễm trùng.
17. Thường xuyên đeo tai nghe hoặc nghe nhạc quá lớn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trong thời gian dài và đôi khi có thể gây tổn hại không thể khắc phục đối với cơ thể.
18. Lo lắng quá mức: Lo lắng về vấn đề là không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta, nhưng lo lắng quá nhiều và bị căng thẳng sau đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
19. Đánh răng ngay sau khi ăn: Mặc dù có vẻ đây là thói quen hợp vệ sinh và tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đang làm cho men răng bị tổn thương. Nghiên cứu cho biết không đánh răng sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit. Tốt hơn là đánh răng trước khi ăn, hoặc đợi 30 phút sau khi ăn.
20. Rửa mặt quá thường xuyên: Mụn trứng cá là do nội tiết tố, viêm và vi khuẩn trên da. Vì vậy, không cần phải rửa mặt nhiều lần trong ngày. Rửa quá nhiều có thể làm khô da và đây là 1 trong những lý do khiến xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn.
Theo Eatthis